NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ GIẢI PHÁP KHI TÔM BỊ BỆNH PHÂN TRẮNG

Cùng với một số bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính (EMS), bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng (EHP), bệnh phân trắng (WFD) được xem là một trong những bệnh nguy hiểm xảy ra phổ biến và gây thiệt hại đối với nghề nuôi tôm nước ta trong những năm gần đây (Tổng cục thủy sản, 2021). 

Bệnh đặc trưng bởi các dấu hiệu như phân lỏng, đường ruột có màu vàng nâu và chuyển dần sang màu trắng sữa (Poh Yong ong, 2016). Tôm bị bệnh có biểu hiện ruột sau có màu trắng, đi kèm theo là giảm ăn và tăng trưởng chậm. Theo Kathy F. J. Tang và ctv (2016), tôm bị nhiễm bệnh phân trắng cho FCR lên đến 2,5-3,0 so với 1,4 – 1,7 là FCR của tôm khỏe mạnh bình thường. 

Các dấu hiệu ao tôm bị bệnh phân trắng:

  • Dấu hiệu đầu tiên nếu để lâu không điều trị có thể dẫn đến bệnh phân trắng như tôm bị ruột lỏng, ruột đứt khúc, ruột xoắn, mủ đuôi.
  • Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang sậm hơn
  • Tôm mềm vỏ
  • Xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao hoặc hướng cuối gió
  •  Gan tụy tôm trở nên trắng và mềm. Đồng thời, ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng.

Các nguyên nhân gây bệnh phân trắng

WFD thuộc nhóm bệnh chưa rõ nguyên nhân với sự xuất hiện của nhiều nhóm tác nhân khác nhau trên tôm nhiễm bệnh bao gồm virus MBV và HPV, nhóm kí sinh trùng như trùng hai tế bào Gregrarine và vi bào tử trùng (EHP), thực thể Vermiform (Sriurairatana et al., 2014) và vi khuẩn Vibrio spp.

1. Vi khuẩn

Vi khuẩn Vibrio spp. là tác nhân thường gặp với tỉ lệ nhiễm trên 40% trên tôm nhiễm bệnh phân trắng với một số loài phổ biến được phân lập như V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. mimicus, V. uvialis, V. vulnicus và V. cholerae. Vi khuẩn làm phá vỡ lớp nền của ống gan tụy, giảm các không bào, gây mất cấu trúc, hoại tử tế bào biểu mô và hình thành nên các ổ viêm dẫn đến gan tụy sưng to, nhạt màu.

Bên cạnh đó, vi khuẩn tấn công cũng dẫn đến các tế bào biểu mô ruột bị hoại tử nghiêm trọng và sự tách biệt giữa tế bào biểu mô với màng tế bào nền trong cấu trúc đường ruột giữa của tôm. Các biến đổi trên rối loạn chức năng tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi dẫn đến tôm thường hoạt động yếu, lờ đờ, giảm hoặc bỏ ăn, thức ăn đường tiêu hóa thường không liên tục hoặc rỗng ruột.

2. Vermiform

Khi tôm bị phân trắng, đường ruột tôm sẽ chứa đầy phân từ trắng đến vàng và bị phồng lên. Dưới kính hiển vi quan sát được nhiều thể vermiform có hình dạng, kích thước gần như khớp với các ống gan tụy mà chúng tồn tại, vermiform không có cấu trúc tế bào và không vận động được. Đến 96% tôm nhiễm phân trắng được phát hiện trong gan tụy chứa rất nhiều thể vermiform.

3. Do tảo độc

Một số ao nuôi có sự phát triển các nhóm tảo lam, tảo giáp với mật số cao ảnh hưởng đến tôm. Các loài tảo này có thể tiết ra độc tố trong môi trường ao nuôi hoặc khi tôm ăn phải các loại tảo độc sẽ làm rối loạn chức năng đường ruột dẫn đến tôm không tiêu hóa được thức ăn.

4. Nội ký sinh trùng Gregarines

Sự hiện diện của Gregarines trong đường ruột tôm và hệ gan tuỵ có thể dẫn đến tình trạng tôm bị phân trắng. Khi ký sinh trong đường ruột tôm chúng gây tổn thương các biểu mô, tắc nghẽn ruột, tổn thương niêm mạc ruột do đó ruột tôm sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng. (Mastan, 2015).

5. Thức ăn kém chất lượng

Thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị mốc và chứa độc tố khi cho tôm ăn các loại thức ăn này sẽ bị bệnh đường ruột. Thức ăn cho ăn bị dính trên thành bạt, cầu nhá, máy quạt lâu ngày bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn rơi xuống tôm ăn dẫn đến bệnh lây lan.

6. Virus HPV và MBV

Virus HPV và MBV là 2 loại virus gây hội chứng tôm còi, cơ quan đích của chúng là gan tụy. Tôm bị nhiễm 2 loại vi-rút này cũng có đặc điểm gan tụy bị teo nhỏ và trắng như tôm bị bệnh phân trắng (Lightner, 2003).

Trong nghiên cứu Nguyễn Khắc Lâm, 2004 và Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv., 2008 tỉ lệ nhiễm HPV và MBV là 20% và 13,91% kết hợp với kết quả gây nhiễm nhân tạo và so với mẫu tôm thu không bị bệnh phân trắng thì 2 loài vi-rút này không phải là tác nhân chính gây bệnh phân trắng.

*Quy trình điều trị bệnh đường ruột:

Người nuôi cần theo dõi sức khỏe tôm mỗi ngày để sớm phát hiện bệnh. Trường hợp tôm bị lỏng ruột, ruột đứt khúc, ruột xoắn, mủ đuôi, trống ruột sắp chuyển sang phân trắng cần áp dụng quy trình sau đây giúp chặn đứng bệnh, tôm không bị phân trắng.

- Dùng thảo dược OLLIN liều 4ml/kg thức ăn trộn với 40% tổng lượng thức ăn trong ngày cho ăn vào buổi sáng sớm, 60% còn lai trộn Cefo (99%) liều 1g/kg thức ăn cho ăn liên tục 2 ngày.

- Ngày thứ 2 diệt khuẩn ao nuôi bằng 1L BROCID/1000m3 lúc 9h sáng

- Ngày thứ 3 trộn men đường ruột AQUA PRO F 10g/kg thức ăn và thảo dược gan BETA GOLD 5g/kg thức ăn.

Phòng bệnh đường ruột phân trắng: 

Cần định kỳ cho tôm ăn OLLIN vào buổi sáng với 20% lượng thức ăn hoặc 1 cử/ngày, liều 3ml/kg thức ăn đối với tôm < 45 ngày, tôm > 45 ngày trộn 4ml/kg thức ăn, cho ăn liên tục 2 ngày sau đó ngưng 4-5 ngày sẽ giúp đào thải kí sinh trùng, vermiform, tảo độc và chất dơ tối hôm trước tôm ăn…Từ đó giúp phòng ngừa các bệnh về đường ruột cho tôm hiệu quả.

Khi trộn OLLIN tôm sẽ giảm ăn 1-2 ngày, sau đó tôm ăn mạnh trở lại và ăn tăng thức ăn liên tục, dấu hiệu nhận thấy sau khi cho ăn ruột tôm sẽ to hơn

Phát đồ điều trị phân trắng

Nếu trường hợp tôm đã bị phân trắng cần áp dụng theo phát đồ điều trị sau đây để giúp tôm hồi phục và tăng trưởng bình thường không bị ốp và chậm lớn:

- Trộn OLLIN 5ml/kg thức ăn với 60% tổng lượng thức ăn trong ngày, 40% lượng thức ăn còn lại trộn CEFO (99%) liều 1g/kg thức ăn cho ăn 3 ngày liên tục.

- Kết hợp thay nước 50% và diệt khuẩn bằng BROCID 1L cho 1000m3 nước, lúc 9 giờ sáng, lặp lại liều 2 sau 24 giờ.

- Ngày thứ 4 trở đi trộn 100% AQUAPRO F 5g/1kg + BETA GOLD 10g/kg thức ăn đến khi tôm hồi phục lại hoàn toàn.

* Những lưu ý trước khi sử dụng:

+ Trong quá trình cho ăn OLLIN 3 ngày đầu tôm sẽ thải phân trắng nhiều, tôm giảm ăn, bà con cứ an tâm vì đây chỉ là hoạt tính của thuốc, ngày thứ 4 trở đi phân trắng sẽ giảm và ngưng nổi vào những ngày sau đó, tôm ăn mạnh trở lại, màu sắc tôm sáng lại.

+ Ngưng bổ sung khoáng, dinh dưỡng và thức ăn tăng trọng.

+ Giảm 30% lượng thức ăn

+ Giảm lưu tốc dòng chảy

Qua bài viết này sẽ cho người nuôi có thêm nhiều kiến thức về các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng và điều trị bệnh phân trắng cho tôm, sớm phát hiện bệnh để xử lý kịp thời, giảm rủi ro tối ta.

Sản phẩm OLLIN chuyên phòng ngừa và hỗ trợ điều trị phân trắng rất là hiệu quả đang được các Farm nuôi tin dùng trên khắp cả nước, bà con quan tâm sản phẩm hoặc cần hỗ trợ kỹ thuật vui lòng liên hệ số hotline 0983.69.15.15 để được kỹ thuật viên tư vấn chi tiết.

Chúc bà con trúng mùa, bán được giá cao!


Tin tức liên quan

LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cây Yucca có nguồn gốc từ các sa mạc ở Tây Nam Hoa Kỳ và Mexico. Các chất chiết xuất của yucca có nhiều tác dụng hữu ích trong nuôi trồng thủy sản khi bổ sung vào thức ăn giúp cải thiện năng suất vật nuôi hoặc xử lý NH3 trong môi trường nước
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM BỊ ĐỐM TRẮNG
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM BỊ ĐỐM TRẮNG

Bệnh đốm trắng được biết đến từ lâu và là một bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tôm bị đốm trắng cũng do virus mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường.
KHÁNG THỂ Ig-Guard A PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG ĐỎ THÂN VÀ TEO GAN TRỐNG RUỘT (EMS) KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
KHÁNG THỂ Ig-Guard A PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG ĐỎ THÂN VÀ TEO GAN TRỐNG RUỘT (EMS) KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA

Hằng năm, cứ vào thời điểm giao mùa cũng là lúc tôm nuôi phát sinh nhiều dịch bệnh, chết hàng loạt. Ðể quản lý tốt ao nuôi trong điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay, người nuôi tôm cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nhằm hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết gây ra.
VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG
VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG

Bài viết này mô tả thể Vermiform. Đây là một “vật thể” lạ được tìm thấy nhiều trong gan tụy tôm bị phân trắng. Bề ngoài vermiform nhỏ, thấy được qua kính hiển vi bao gồm nhiều màng mỏng độc lập kết hợp lại với nhau thành một thể liền mạch. Vậy đây có phải là một mầm bệnh thực thụ trên tôm như virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng không?
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM

Tôm sinh trưởng bằng cách thay vỏ giáp cứng bằng vỏ giáp mới lớn hơn. Đây được gọi là quá trình lột xác của tôm. Vậy người nuôi cần chú ý những điều gì để có thể hỗ trợ tôm lột xác nhanh chóng, ít hao hụt nhất?
GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM

Cùng với sự phát triển nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt diện tích nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian ngắn làm cho công tác quản lý môi trường, dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều loại bệnh mới trong đó có bệnh EHP tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nghề nuôi tôm vì mức độ chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn cao.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng