Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả
Độ kiềm là chỉ số quan trọng có ảnh hưởng đến hệ đệm trong nước, quá trình lột xác và tốc độ đăng trưởng của tôm. Vì vậy việc quản lý độ kiềm trong ngưỡng thích hợp là rất quan trọng giúp tôm phát triển tốt, nâng cao nâng suất thu hoạch.
Độ kiềm là gì?
Độ kiềm chỉ khả năng trung hòa acid của nước
- Nó cũng thể hiện tổng số ion có tính bazơ trong nước
- Độ kiềm trong nước do 3 ion chính tạo ra gồm hydroxide (OH- ), carbonate (CO3 2- ) và bicarbonate (HCO3-).
- Độ kiềm thích hợp đối với tôm thẻ: 120-180 mg/l
- Độ kiềm thích hợp cho tôm sú: 80-120 mg/l
Test sera đo kiềm trong ao nuôi tôm
Ảnh hưởng của độ kiềm
- Độ kiềm ảnh hưởng đến hệ đệm trong môi trường nước.
- Duy trì sự biến động của pH nước và giúp ổn định pH nước.
- Khi độ kiềm trong môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng
đến các yếu tố thủy lý, thủy hóa, tỷ lệ sống và tăng trưởng
của tôm.
- Độ kiềm càng thấp thì tôm lột xác khó cứng vỏ, tuy nhiên độ kiềm cao quá thì tôm chậm lớn, khó lột xác hoặc lột xác không thành công dẫn đến bị chết.
Các nguyên nhân làm độ kiềm thấp
- Ao có nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, ốc, hến, vẹm chúng ăn tảo và hấp thụ muối carbonat trong ao tôm
- Do mưa nhiều, nước mưa có tính acid
- Do nguồn nước có độ kiềm thấp sẵn có
- Ao bị nhiễm phèn
Cách tăng độ kiềm trong nước
- Loại bỏ ốc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong ao nuôi, tốt nhất xử lý ngay từ đầu vụ nuôi
- Công thức nâng kiềm hiệu quả:
Sáng ngâm 1 bao dolomite + 1 bao Alkalite + 1 bao khoáng tăng kiềm AZOMIX ngâm bằng nước giếng khoan tạt vào lúc 8h tối, liên tục 3 ngày. Kiểm tra kiềm trước khi đánh và sau khi đánh bằng bộ test sera.
Khoáng AZOMIX có đầy đủ các nguyên tố vi lượng và đa lượng
Cần tư vấn kỹ thuật bà con vui lòng liên hệ 0983 69 15 15 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chúc quý bà con vụ mùa bội thu!