MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG AO CAO SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NHƯ THẾ NÀO

Đối với vi khuẩn có lợi, việc chúng phát triển nhanh chóng, thuận lợi ở môi trường nước ao nuôi đem lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi tôm. Ở một số ao, nếu mật độ vi khuẩn có lợi ít hoặc làm việc kém hiệu quả, người nuôi nên bổ sung thêm để giúp hỗ trợ ao nuôi ổn định, tôm phát triển khỏe mạnh hơn. 

Ngược lại, nếu vi khuẩn gây hại phát triển với mật độ dày đặc, đây là tình trạng đáng báo động cho ao nuôi cũng như sức khỏe tôm đang sinh trưởng tại ao. 

Một số dấu hiệu cơ bản để nhận thấy tôm bị nhiễm khuẩn Vibrio như: 

- Lờ đờ 

- Bỏ ăn 

- Gan tụy bị mất màu dần và hoại tử 

- Cơ thể tôm hơi đỏ, 

- Vàng mô mang, 

- Xuất hiện các mảng trắng ở cơ bụng, 

- Gây hiện tượng Melanin hóa (xuất hiện đốm đen) 

- Khối u có vỏ bọc dạng hạt trên cơ thịt tôm 

- Các cơ quan khác nhau bị hoại tử và tổn thương, chẳng hạn như cơ quan sản xuất lympho, mang, tim,... 

- Gây ra hiện tượng phát sáng 

Đĩa chromagar giúp kiểm tra khuẩn gây hại trong ao

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, vi khuẩn Vibrio có liên quan đến một số bệnh nguy hiểm nhất như: 

- Vibrio harveyi có liên quan đến bệnh phát sáng là mầm bệnh chính tấn công ấu trùng tôm và gây chết hàng loạt.  

V. vulnificus, V. fluvialis, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. damselae (Photobacterium damselae), V. mimicus và V. cholera có liên quan đến bệnh phân trắng (WFD) – bệnh ảnh hưởng nặng nề đến nhiều nước sản xuất tôm.  

V. parahaemolyticus cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra EMS / AHPND

- Bệnh TPD do V. parahaemolyticus có gen độc lực cao gấp 1000 lần chủng gây bệnh EMS

Chúng tăng sinh nhanh trong môi trường ao nuôi, trung bình cứ 20 phút số lượng Vibrio lại được nhân lên gấp đôi. Thậm chí khi dùng kháng sinh hay diệt khuẩn tiêu diệt 99,99% Vibrio đã bị tiêu diệt thì 0,01% còn lại trong vòng 5 – 6 giờ với điều kiện thuận lợi chúng vẫn tiếp tục phát triển, sinh sôi và khôi phục số lượng như ban đầu, rất nguy hiểm nếu trong ao vẫn còn tồn tại vi khuẩn vibrio. 

Để ức chế khuẩn gây hại hiệu quả bà con nên dùng men vi sinh viên Pro4000X Plus 6 viên/1.000m3 xen kẻ với men Pond Clear 1 gói/2.000m3 vào lúc 8h sáng để khống chế mật số vibrio trong ngưỡng cho phép. 

Trong trường hợp khuẩn cao bà con nên sử dụng hóa chất diệt khuẩn an toàn và hiệu quả cho tôm như Vikon Gold 1kg/1.000m3, Brocid 1L/1.000m3, Super Clear 1L/1.000m3, sau 24h kiểm tra bằng kiểm kiểm khuẩn, nếu khuẩn còn cao lặp lại liều 2.

Vì vậy, định kỳ bà con nên kiểm tra mật số khuẩn vibrio trong nước bằng đĩa kiểm khuẩn TCBS hoặc Chromagar từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. 

Bà con cần tư vấn hoặc hỗ trợ kỹ thuật vui lòng liên hệ 0989714070 hoặc 0983 69 15 15 để được kỹ thuật viên hỗ trợ!

Chúc Quý bà con mùa vụ bội thu!


Tin tức liên quan

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM

Tôm sinh trưởng bằng cách thay vỏ giáp cứng bằng vỏ giáp mới lớn hơn. Đây được gọi là quá trình lột xác của tôm. Vậy người nuôi cần chú ý những điều gì để có thể hỗ trợ tôm lột xác nhanh chóng, ít hao hụt nhất?
KHÁNG THỂ Ig-Guard A PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG ĐỎ THÂN VÀ TEO GAN TRỐNG RUỘT (EMS) KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
KHÁNG THỂ Ig-Guard A PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG ĐỎ THÂN VÀ TEO GAN TRỐNG RUỘT (EMS) KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA

Hằng năm, cứ vào thời điểm giao mùa cũng là lúc tôm nuôi phát sinh nhiều dịch bệnh, chết hàng loạt. Ðể quản lý tốt ao nuôi trong điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay, người nuôi tôm cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nhằm hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết gây ra.
CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM
CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM

pH là yếu tố môi trường khiến tôm nhạy cảm nhất. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. pH cao hay thấp kéo dài đều làm tôm chậm tăng trưởng, chậm lột xác, stress, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, mất cân bằng áp suất thẩm thấu, suy giảm miễn dịch và dễ nhiễm bệnh.
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM

Khi tảo khuê chiếm ưu thế ở trong ao thì nước sẽ có màu vàng trà. Tảo khuê là tảo có lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng rất tốt cho tôm lúc mới thả, ngoài ra giúp tăng lượng oxy hòa tan vào ban ngày và che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao nên hạn chế sự phát triển của tảo độc. Vì vậy, việc gây màu vàng trà cho nước ao tôm là vô cùng cần thiết trước khi thả.
CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG AO TÔM MÙA MƯA
CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG AO TÔM MÙA MƯA

Mùa mưa, thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến nhiều yếu tố môi trường trong ao nuôi như độ mặn, pH, oxy hòa tan, nhiệt độ,.. thay đổi bất thường, sự biến động này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Vì vậy bà con nuôi tôm cần nắm rõ những vấn đề thường gặp trong ao để chủ động quản lý được tốt hơn.
ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus
ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus

Sự biến động các yếu tố thuỷ lý hoá như nhiệt độ, độ mặn, oxy, NH3, NO2, pH nước trong ao sẽ gây stress cho tôm, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của tôm và tăng tính nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh cơ hội có sẵn trong ao nuôi. Mức pH nước thấp (4,6-5) hoặc cao (9-9,5) đã làm suy giảm hệ miễn dịch trên tôm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đề kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng