CÁCH SỬ DỤNG VI SINH HIỆU QUẢ TRONG NUÔI TÔM

Vi sinh có vai trò cực kỳ quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi, ở cả giai đoạn giống và giai đoạn nuôi thương. Hoạt động của vi sinh chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc duy trì chất lượng nước và kiểm soát dịch bệnh.

Vi sinh trong nuôi tôm thường được chia ra thành hai nhóm, nhóm xử lý môi trường nước và nhóm trộn cho ăn. Nhóm xử lý môi trường thường thuộc các chủng Bacillus sp., Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp.,...Nhóm trộn cho ăn thường thuộc các chủng Bacillus sp., Lactobacillus sp., Saccharomyces sp.,...Về hình thức, vi sinh thường ở dạng nước, dạng bột hay một một số ít dạng viên nén.

Vi sinh có thể giúp tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch và chống stress, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa thức ăn và chất lượng nước ao. Với cơ chế bao gồm như sản xuất các hợp chất đối kháng ức chế mầm bệnh, cạnh tranh với vi khuẩn về dinh dưỡng thiết yếu và các vị trí gắn kết, kích thích hệ thống miễn dịch và cải thiện chất lượng nước.

Vi sinh Pro4000X của công ty TNHH XNK Topline được nhập khẩu từ Mỹ và phân phối độc quyền tại Việt Nam. Vi sinh chứa các bào tử thuộc nhóm Bacillus và có dạng hình viên nén, với khoảng 60 tỉ bào tử Bacillus trong mỗi viên.

Vai trò của vi sinh Pro4000X trong ao tôm:

- Giúp phân hủy bùn đáy ao, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ, ngăn ngừa khí độc

- Tạo màu nước tảo khuê (màu trà), ổn định pH

- Làm sạch nhớt bạt, sạch sàng ăn, sạch ống oxi, sạch cánh quạt

- Ức chế các vi khuẩn gây hại có trong ao

- Hạn chế tần suất thay nước

Một số lưu ý khi sử dụng vi sinh trong ao tôm:

- Không sử dụng vi sinh đồng thời với kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn

- Đảm bảo đủ lượng oxi hòa tan trong ao

- Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất

- Cần định kỳ bổ sung vi sinh để duy trì mật độ lợi khuẩn trong ao

- Bảo quản vi sinh ở nơi tránh ánh nắng trực tiếp, tránh làm vi sinh ẩm, dính nước

- Bảo quản vi sinh ở nơi tránh ánh nắng trực tiếp, tránh làm vi sinh ẩm, dính nước

Cách sử dụng vi sinh Pro4000X:

- Ao bạt: Sử dụng trực tiếp hoặc ủ sục khí 6 viên/1.000-2.000 m3 nước

- Ao đất: Sử dụng trực tiếp hoặc ủ sục khí 6 viên/2.000-3.000 m3 nước

- Ao quảng canh: 6 viên/2 công đất

 

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bà con ứng dụng hiệu quả vi sinh trong quá trình nuôi. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ bà con vui lòng liên hệ Hotline 0869642968

Công ty Topline kính chúc Quý bà con có những vụ nuôi thành công!

 

 

 

 

 

 

 

 


Tin tức liên quan

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH TPD TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Polyhexamethylene biguanide (PHMB), Lactozyme có thể được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa để kiểm soát bệnh TPD sớm trong nuôi tôm.

DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG, ĐIỀU TRỊ KHI TÔM BỊ HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (AHPNS)
DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG, ĐIỀU TRỊ KHI TÔM BỊ HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (AHPNS)

Sự xuất hiện của dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) hay còn gọi là Hội chứng chết sớm (EMS) từ đầu năm 2011 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm trong toàn vùng với thiệt hại hơn 98.000ha và hơn 46.000ha diện tích nuôi tôm trong năm 2012 tập trung ở một số tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang (Tổng cục Thủy sản, 2013).

CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM
CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM

Là một trong những căn bệnh thường gặp và phổ biến, bệnh mềm vỏ, ốp thân trên tôm tuy không nghiêm trọng như các bệnh phân trắng, đầu vàng nhưng làm tôm chết rải rác, khiến tôm mất đi giá trị thương phẩm và không đạt tiêu chuẩn để thu mua, xuất khẩu. Vậy, những biểu hiện nào cho thấy tôm đang bị mềm vỏ, ốp thân? Và làm sao để phòng trị hiệu quả nhất?

Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả
Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả

Độ kiềm là chỉ số quan trọng có ảnh hưởng đến hệ đệm trong nước, quá trình lột xác và tốc độ đăng trưởng của tôm. Vì vậy việc quản lý độ kiềm trong ngưỡng thích hợp là rất quan trọng giúp tôm phát triển tốt, nâng cao nâng suất thu hoạch.

Cách xổ ký sinh trùng Gregarine an toàn và hiệu quả
Cách xổ ký sinh trùng Gregarine an toàn và hiệu quả

Ký sinh trùng Gregarine là loại ký sinh trùng gây bệnh đường ruột. Khi tôm bị nhiễm bệnh ký sinh trùng này với cường độ nhẹ sẽ không thể hiện rõ dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, thường thể hiện tôm chậm lớn. Nhưng khi tôm bị nặng có thể xảy ra hiện tượng chết rải rác.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM

Tôm sinh trưởng bằng cách thay vỏ giáp cứng bằng vỏ giáp mới lớn hơn. Đây được gọi là quá trình lột xác của tôm. Vậy người nuôi cần chú ý những điều gì để có thể hỗ trợ tôm lột xác nhanh chóng, ít hao hụt nhất?


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng