DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH GAN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Thường xuyên theo dõi tôm mỗi ngày, quan sát biểu hiện của gan tụy là một khâu quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm tại ao nuôi. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh gan tụy 

Gan tụy là thước đo sức khỏe của tôm, rất nhạy cảm trước áp lực căng thẳng của môi trường và mầm bệnh. Để quản lý tốt sức khỏe tôm nuôi, cần tiến hành quan sát những dấu hiệu trong ao nuôi. Đặc biệt trong thời gian từ 7 đến 45 ngày sau khi thả giống, giai đoạn này gan tụy dễ mẫn cảm và suy yếu. Các nguyên nhân thường gây áp lực lên gan tụy tôm như:

  • Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây teo gan - trống ruột ở tôm
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ teo gan trên tôm.
  • Độc tố của tảo và nấm trong ao cao,.. làm cho gan tôm dễ suy yếu.
  • Cho tôm ăn quá tải, gan tôm đào thải không kịp, từ đó làm gan tôm rất dễ bị sưng.
  • Thức ăn ẩm mốc, hàm lượng kim loại nặng trong ao nhiều sẽ làm tôm bị vàng gan và sưng gan
  • Môi trường: mưa lớn pH thay đổi đột ngột, khí độc NH3/NO2 cao, tôm bị thiếu oxy hòa tan,... cũng ảnh hưởng đến gan tôm.
  • Ngộ độc hóa chất do tồn lưu các chất diệt khuẩn, thuốc trừ sâu
  • Ngoài ra gan tụy tôm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi virus đốm trắng. Trường hợp do virus đốm trắng gây ra sẽ không khắc phục được, nên thu hoạch và xử lý kỹ cho vụ tiếp theo.

Cách kiểm tra tôm thực tế tại ao: Cần chọn thời điểm xem tôm trong lúc chạy quạt hoặc sau khi cho ăn khoảng 1 giờ 15 phút đến 1 giờ 30 phút, nhằm chọn và kiểm tra tôm chính xác, hợp lý nhất. Chúng ta không những xem thức ăn và phân tôm khi thăm nhá/chộp mà còn thăm tôm ở các góc tù của ao.

Cách lấy mẫu tôm: có thể lấy nhá/chộp cào ở một số góc, chày góc, đặt nhá/chộp ở giữa ao…Bắt tôm vào thùng mút trắng hoặc xô/chậu trắng để quan sát hoạt động bơi lội và gan - ruột để có nhận định và giải pháp chính xác.

https://media.loveitopcdn.com/29908/quan-sat-gan-tom.jpg

Hình 1. Quan sát tôm để nhận biết dấu hiệu bệnh gan trên tôm

Phân biệt gan tụy khỏe với gan tụy có dấu hiệu bệnh

Gan tụy khỏe

Gan tụy có

dấu hiệu bệnh lý

Gan tụy có bệnh lý

 do EMS

Gan tôm thẻ có màu nâu vàng hoặc nâu đen.

Có mùi tanh đặc trưng.

Có màng bao gan có màu vàng nhạt.

Kích thước bình thường: rộng tới hai mép mang, dài ngang với cổ giáp, rõ ràng.

Dạ dày hình hạt gạo màu đen, nâu đen.

Soi tươi trên kính: Ống gan dài đều, giọt dầu lipid đầy ống

Gan tụy có màu sắc bất thường: vàng, nhợt nhạt, hồng, đen, xanh…

Gan bè hay gọi sưng gan: có hiện tượng xuất huyết, hồng gan-đỏ gan, kích thước rộng quá hai mép mang, màng bao gan mờ nhạt, khi kiểm tra thấy ống gan vỡ, có dịch màu vàng tanh.

Gan teo: Kích thước gan teo nhỏ, có màu đen, khối gan tụy dai, khó tách.

Soi tươi trên kính sẽ thấy giọt dầu không đều trong ống gan, ống gan teo lại, thể Vermiform xuất hiện.

Giai đoạn đầu: Chỗ nối giữa dạ dày và gan tụy mờ đục (đường ruột vẫn đầy thức ăn, màu gan bình thường).

Giai đoạn 2: Phần mờ đục giữa dạ dày và gan tụy rộng hơn, gan chuyển màu

Giai đoạn 3Khoảng mờ giữa dạ dày và gan tụy tiếp tục rộng, gan tụy mờ, giảm kích thước, nhạt màu.

Giai đoạn 4: Gan tụy teo hoàn toàn, trống dạ dày, trống ruột. Chết hàng loạt.

https://media.loveitopcdn.com/29908/gan-tom-khoe-benh.jpg

Hình 2. Dấu hiệu bệnh gan trên tôm

Khi môi trường nước ao ô nhiễm, thời tiết mưa lớn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Vibrio phát triển và xâm nhập vào gan tôm. Do đó, cần cải thiện môi trường nước là một bước rất quan trọng trong phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan tụy.

Định kỳ kiểm tra nước ao bằng đĩa thạch Chromagar khi thấy khuẩn tím (Vibrio Parahaemolyticus) ≥ 300 cfu/mL cần xử lý diệt khuẩn bằng BROCID 1L/1.000m3 để giảm mật số khuẩn gan. Nếu mật độ  ≤ 300 cfu/ml cần dùng men vi sinh viên PRO4000X Plus của Mỹ 6 viên/1.000m3 nước.

Để gan tôm đẹp có màu nâu đen bà con nên trộn 30-50% lượng thức ăn trong ngày với thảo dược gan Liver Gold liều 15-20ml/kg thức ăn, định kỳ tạt 3-5L/1.000m3 nước ao giúp giải độc gan và khống chế khuẩn trong gan tốt phòng ngừa hiệu quả các bệnh về gan như gan vàng, gan sưng, gan teo, gan vàng...kết hợp cho ăn kháng thể Ig-Guard A 5g/kg thức ăn cho ăn các cử trong ngày giúp tiêu diệt vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus.

Trường hợp tôm bị teo gan trống ruột do Vibrio Parahaemolyticus mức độ nhẹ cần trộn Cefo (98%) 2g + thảo dược gan BETA GOLD 10g cho ăn 30% lượng thức ăn trong ngày, bắt đầu từ cử sáng sớm. 70% lượng thức ăn còn lại trộn kháng thể Ig-Guard A giúp tiêu diệt khuẩn gan vibrio parahaemolyticus 10-20g >> cho ăn liên tục 5 ngày. Kết hợp tạt LIVER GOLD 5l/1.000m3, lặp lại liều 2 sau 24 giờ. 

Qua bài viết trên giúp bà con biết cách phân biệt giữa gan tôm khỏe và gan tôm bệnh từ đó nhận biết sớm các dấu hiệu ban đầu của bệnh giúp cho việc điều trị mang lại kết quả cao.

Cần hỗ trợ kỹ thuật bà con vui lòng liên hệ hotline 0983 69 15 15!

Chúc bà con vụ mùa bội thu!


Tin tức liên quan

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI PHÁT HIỆN TÔM BỊ BỆNH PHÁT SÁNG
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI PHÁT HIỆN TÔM BỊ BỆNH PHÁT SÁNG

Trong quá trình nuôi tôm nếu thường xuyên theo dõi vào ban đêm người nuôi sẽ quan sát thấy hiện tượng nước ao hay trên tôm cũng có hiện tượng phát sáng nhất là vào mùa nắng khi nhiệt độ và độ mặn tăng.  bệnh xảy ra trong tất cả giai đoạn từ ấu trùng đến khi tôm trưởng thành. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và xuất hiện quanh năm trên cả tôm sú và tôm thẻ, làm tôm bỏ ăn, chậm lớn, ảnh hưởng lớn đến năng suất vụ nuôi của bà con
KHOÁNG CHẤT TRONG AO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
KHOÁNG CHẤT TRONG AO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Tôm thẻ chân trắng được nuôi truyền thống ở các vùng nước ven biển hoặc cửa sông, với độ mặn dao động từ 15-40 ppt. Hiện nay với điều kiện nuôi thâm canh hóa, tôm thẻ chân trắng dần được nuôi nhiều với độ mặn thấp hơn từ 0-10 ppt. Tuy nhiên việc nuôi ở độ mặn thấp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng khoáng tự nhiên nên việc bổ sung khoáng trong quá trình nuôi là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của tôm.
CÁCH SỬ DỤNG VI SINH HIỆU QUẢ TRONG NUÔI TÔM
CÁCH SỬ DỤNG VI SINH HIỆU QUẢ TRONG NUÔI TÔM

Vi sinh có vai trò cực kỳ quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi, ở cả giai đoạn giống và giai đoạn nuôi thương. Hoạt động của vi sinh chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc duy trì chất lượng nước và kiểm soát dịch bệnh.
ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus
ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus

Sự biến động các yếu tố thuỷ lý hoá như nhiệt độ, độ mặn, oxy, NH3, NO2, pH nước trong ao sẽ gây stress cho tôm, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của tôm và tăng tính nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh cơ hội có sẵn trong ao nuôi. Mức pH nước thấp (4,6-5) hoặc cao (9-9,5) đã làm suy giảm hệ miễn dịch trên tôm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đề kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp.
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM

Khi tảo khuê chiếm ưu thế ở trong ao thì nước sẽ có màu vàng trà. Tảo khuê là tảo có lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng rất tốt cho tôm lúc mới thả, ngoài ra giúp tăng lượng oxy hòa tan vào ban ngày và che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao nên hạn chế sự phát triển của tảo độc. Vì vậy, việc gây màu vàng trà cho nước ao tôm là vô cùng cần thiết trước khi thả.
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt... các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây các bệnh về gan và đường ruột, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây tổng hợp các biện pháp cắt tảo, mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng, tùy tình trạng mỗi ao mà bà con có thể chọn phương pháp cắt tảo cho phù hợp.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng