CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM

Khi tảo khuê chiếm ưu thế ở trong ao thì nước sẽ có màu vàng trà. Tảo khuê là tảo có lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng rất tốt cho tôm lúc mới thả, ngoài ra giúp tăng lượng oxy hòa tan vào ban ngày và che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao nên hạn chế sự phát triển của tảo độc. Vì vậy, việc gây màu vàng trà cho nước ao tôm là vô cùng cần thiết trước khi thả.

Hình 1. Nước có màu vàng trà sau khi sử dụng men vi sinh Pond Clear

CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM BẰNG MEN VI SINH POND CLEAR

Công thức ủ nhân sinh khối: Dùng 1 gói men POND CLEAR 227g + 5kg mật rỉ đường + 180L nước ủ yếm khí sau 24 giờ có thể sử dụng.

*Liều dùng:

  • Ao bạt: 185L/2.000-3.000m3
  • Ao đất: 185L/5.000-6.000m3
  • Ao quảng canh: 185L/10 công

*Thời gian sử dụng tốt nhất: Tạt lúc 8h sáng

*Cách nhận biết men đã lên thành công:

️ Có mùi thơm, chua

️ Có màu vàng ngà nếu ủ bằng đường mật, nếu ủ bằng đường cát sẽ có màu trắng đục và có độ keo

️ Lên bọt hoặc sôi tiêm

️ Khi gờ thành thùng ủ rít hoặc giảm nhớt

Chú ý: Nước dùng để ủ vi sinh có thể là nước ao nuôi, ao lắng, nước ngọt đảm bảo khuẩn thấp, không tồn lưu hoá chất, kháng sinh.

Hình 2. Men Pond Clear sau 24 giờ ủ, men lên rất mạnh

Để duy trì màu trà suốt vụ nuôi bà con dùng men POND CLEAR (1 gói/2.000m3) xen kẻ với PRO4000X (6 viên/1.000m3), tần suất thay đổi men 10-15 ngày/lần, dùng lúc 8h sáng, buổi tối đánh Alkalite 5kg/1.000m3, với cách này đã giúp 8 ao một màu nước, màu vàng trà trong suốt vụ nuôi, tôm phát triển nhanh và đã về size lớn.

Liên hệ 0983.69.15.15 để được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật.


Tin tức liên quan

LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cây Yucca có nguồn gốc từ các sa mạc ở Tây Nam Hoa Kỳ và Mexico. Các chất chiết xuất của yucca có nhiều tác dụng hữu ích trong nuôi trồng thủy sản khi bổ sung vào thức ăn giúp cải thiện năng suất vật nuôi hoặc xử lý NH3 trong môi trường nước

CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU KHOÁNG CHO NHỮNG AO CÓ ĐỘ MẶN THẤP
CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU KHOÁNG CHO NHỮNG AO CÓ ĐỘ MẶN THẤP

Trong điều kiện nuôi tôm thâm canh mật độ dày thì những nơi có độ mặn rất thấp sẽ bị thiếu khoáng chất. Sự thiếu hụt khoáng chất trong thời gian dài sẽ làm cho tôm giảm tăng trưởng, mềm vỏ, cong thân, đục cơ, giảm tỷ lệ sống, giảm sức đề kháng với các loại mầm bệnh, khả năng chống chịu với sự biến động của môi trường giảm và cuối cùng sản lượng thu hoạch bị suy giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vụ nuôi. 

KHẮC PHỤC BỆNH CONG THÂN, ĐỤC CƠ TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
KHẮC PHỤC BỆNH CONG THÂN, ĐỤC CƠ TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Là một trong những hiện tượng thường gặp khi nuôi tôm, có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra bệnh cong thân, đục cơ ở tôm thẻ chân trắng. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Qua bài viết này, chúng tôi muốn đem đến cho quý bà con những giải pháp khắc phục tối ưu và chỉ rõ lý do của bệnh cong thân, đục cơ trên tôm thẻ.

Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm
Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh đốm đen có thể gây tỷ lệ chết cao cho tôm, tôm còn lại thường bị thẹo, xấu và bị giảm giá trị khi thu hoạch. Vì vậy việc phòng bệnh và sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao

GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM

Cùng với sự phát triển nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt diện tích nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian ngắn làm cho công tác quản lý môi trường, dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều loại bệnh mới trong đó có bệnh EHP tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nghề nuôi tôm vì mức độ chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn cao.

CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM
CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM

pH là yếu tố môi trường khiến tôm nhạy cảm nhất. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. pH cao hay thấp kéo dài đều làm tôm chậm tăng trưởng, chậm lột xác, stress, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, mất cân bằng áp suất thẩm thấu, suy giảm miễn dịch và dễ nhiễm bệnh.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng