QUY TRÌNH NUÔI TÔM SMB

SMB là quy trình nuôi tôm thâm canh có tỷ lệ thành công rất cao, tốc độ lớn rất nhanh, rút ngắn thời gian nuôi so với mô hình nuôi thông thường, giúp gia tăng lợi nhuận và giảm chi phí nuôi. Với các ưu điểm vượt trội:

* Tỷ lệ thành công 100% (Áp dụng cho 8 ao bạt ở 2 khu nuôi An Minh và Kiên Lương)

Tốc độ lớn rất nhanh, rút ngắn thời gian nuôi 20-30 ngày

* Giảm chi phí thức ăn, điện, thuốc, nhân công…

HÌnh 1. Ao 1 size 17,2 con/kg thu lúc 115 ngày nuôi

QUY TRÌNH NUÔI SMB GỒM 2 GIAI ĐOẠN

Giai đoạn 1: Mới thả đến 70 ngày về size 40 con/kg, mật độ nuôi từ 150 -180 con/m2.

Ø Thuốc trộn ăn

  • Cử 1: Beta Gold (10G) + Kháng Sinh + Enjoy (5g)
  • Các cử còn lại: Ig – Guard A (10g) + EHP Plus (2g) + Aqua Vital (5g) hoặc VIMIX 90 (10g) + Enjoy (5g)

Ø Quản lý chất lượng nước

  • Buổi sáng lúc 8h dùng men vi sinh Pond Clear (1 gói/2.000m3) xen kẽ với PRO4000X (6 viên/1.000m3) tần suất thay đổi men 10-15 ngày/lần.
  • Sau 20 ngày thả cấp nước bù 10% và buổi tối lúc 22-24h dùng Alkalite liều 5-10 kg/1.000m3.

** Lưu ý: Trường hợp khi trời mưa, thay nước, tôm ăn yếu, bị sốc hoặc bị cong thân đục cơ dùng Aqua Vital tạt liều 1kg/1.000-2.000m3 hoặc Vimix 90 liều 1kg/1.000m3.

Hình 2. Duy trì màu trà 8 ao trong suốt vụ nuôi

Giai đoạn 2: Từ size 40 con/kg về 20 con/kg (Sau 70 ngày sang ra 2 ao, mật độ mỗi ao 75 con/kg khoảng 35 ngày tiếp theo về size 20con/kg).

Ø Thuốc trộn ăn:

Cử 1: Beta Gold (10g) + EHP Plus (2g) + Ig – Guard A (10g) + Enjoy (5g)

Cử 2: Beta Gold (10g) + EHP Plus (2g) + Ig – Guard A (10g) + Vimix 90 (10g) + Enjoy (5g)

Cử 3: Beta Gold (10g) + EHP Plus (2g) + Ig – Guard A (10g) + Vimix 90 (10g) + Selenic (10g) + Enjoy (5g)

Cử 4: Beta Gold (10g) + EHP Plus (2g) + Ig – Guard A (10g) + Vimix 90 (10g) + Nutrin E+ (10ml) + Enjoy (5g)

Ø Quản lý chất lượng nước:

  • Buổi sáng lúc 8h dùng men vi sinh Pond Clear (1 gói/2.000m3) xen kẻ với PRO4000X (6 viên/1.000m3) tần suất thay đổi men 10-15 ngày/lần.
  • Buổi tối lúc 22-24h dùng Alkalite liều 5-10 kg/1.000m3.
  • Xi phông thay nước 20% lúc 18h, khi có khí độc cao thay 30-40% kết hợp dùng Eco-Bio (1gói/2.000m3) lúc 8h sáng.
  • Diệt khuẩn định kỳ 7 ngày/lần, diệt 3 ngày/đợt luân phiên để phòng đốm đen, thẹo đuôi: (Thuốc tím + Brocid), (TCCA + Super Clear), (Oxy già + Vikon Gold), diệt lúc 8h sáng, 2 loại diệt khuẩn dùng cách nhau 1 giờ, 12 giờ trưa tạt Aqua Vital hoặc VIMIX 90 để chống sốc.

HÌnh 3. Ao 2 size 17,6 con/kg thu lúc 115 ngày nuôi

CÁCH QUẢN LÝ THỨC ĂN THEO QUY TRÌNH SMB

Bên cạnh những sản phẩm đưa trực tiếp vào môi trường ao nuôi để điều chỉnh chất lượng nước, thì cách điều tiết thức ăn hợp lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ao nuôi và sức khỏe tôm nuôi. Nhận thấy điều này, Công ty xây dựng quy trình SMB cho tôm ăn theo 2 giai đoạn như sau:

Ø Giai đoạn tôm còn nhỏ (mới thả đến 80 con/kg): Cho ăn vừa đủ hoặc thiếu 5%

Ø Giai đoạn tôm lớn (từ 80 con/kg đến thu hoạch): Cho ăn thiếu từ 10-15%

Lý do: Giai đoạn tôm nhỏ cần dinh dưỡng để phát triển; Giai đoạn tôm lớn cần bảo vệ sức khỏe để chống chịu mầm bệnh tấn công, cho ăn thiếu nhiều hơn để giảm sức tải môi trường do phân, xác tảo,…

Ø  Những lợi ít khi cho tôm ăn thiếu:

(1) Tôm tích cực hoạt động bơi lội nhiều hơn nên bạt sạch hơn

(2) Phân tôm, vỏ tôm sẽ được tôm ăn lại nên sẽ giảm hệ số FCR

(3) Nước ao luôn trong, sạch hơn và dễ quản lý môi trường hơn    

(4) Ăn thiếu thì cơ hội vi khuẩn trong ao và trong ruột tôm ít phát triển hơn  

(5) Ăn thiếu sẽ có sức khoẻ tốt hơn ăn no, kể cả con người cũng vậy

Ưu điểm nổi bật của các chế phẩm => Tạo nên sự khác biệt trong mô hình giúp phòng được các bệnh, tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh từ lúc mới thả đến khi thu hoạch:
  • Ig- Guard A: kháng thể phòng Vibrio và Virus đốm trắng
  • AQUA VITAL hoặcVIMIX 90: làm tăng sức khoẻ tối đa cho đàn tôm vượt qua các bệnh.
  • EHP PLUS: kháng thể phòng và ức chế được vi bào tử trùng EHP
  • Alkalite và vi sinh Pond Clear, Pro4000X giúp duy trì màu trà cho 8 ao trong suốt vụ nuôi đồng thời ổn định được pH, kiềm, độ trong và cung cấp canxi mỗi đêm cho tôm lột xác.

 

Các ao xung quanh bị dịch EHP, đốm trắng đỏ thân, teo gan, trống ruột rất khó nuôi, 8 ao bên Farm nhờ áp dụng quy trình nuôi SMB để phòng bệnh --> 4 ao đã về đích thành công 115 ngày size dưới 20 con/kg, 4 ao còn lại cũng đã về size lớn nên tỷ lệ thành công 100%, tốc độ lớn rất nhanh, rút ngắn thời gian nuôi 20- 30 ngày so với quy trình nuôi thông thường, giảm rủi ro, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Để biết thêm chi tiết về quy trình nuôi SMB vui lòng liên hệ hotline 0983.69.15.15 để được tư vấn và hỗ trợ.

 


Tin tức liên quan

Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả
Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả

Độ kiềm là chỉ số quan trọng có ảnh hưởng đến hệ đệm trong nước, quá trình lột xác và tốc độ đăng trưởng của tôm. Vì vậy việc quản lý độ kiềm trong ngưỡng thích hợp là rất quan trọng giúp tôm phát triển tốt, nâng cao nâng suất thu hoạch.

CÁCH PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG DO VIRUS WSSV HIỆU QUẢ
CÁCH PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG DO VIRUS WSSV HIỆU QUẢ

Nghề nuôi tôm trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang được phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, cùng với sự thâm canh hóa và gia tăng về diện tích nuôi tôm, sử dụng giống sinh sản nhân tạo ở mật độ cao, sự di nhập tôm giống và tôm bố mẹ,…đã dẫn đến sự xuất hiện và lây lan của nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh đốm trắng do vi-rút WSSV gây ra, bệnh đang là mối đe dọa nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất và sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm. 

CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM
CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM

Tôm bị đóng rong, đóng nhớt là một trong những hiện tượng khá phổ biến tại Việt Nam. Khi môi trường nước nuôi ô nhiễm và không được xử lý thường xuyên, sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân như protozoan (động vật nguyên sinh), tảo, ký sinh trùng, vi khuẩn,… gây bệnh. Theo dõi để phát hiện kịp thời và đưa ra cách xử lý thích hợp sẽ giúp tôm khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế của người nuôi.

ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus
ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus

Sự biến động các yếu tố thuỷ lý hoá như nhiệt độ, độ mặn, oxy, NH3, NO2, pH nước trong ao sẽ gây stress cho tôm, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của tôm và tăng tính nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh cơ hội có sẵn trong ao nuôi. Mức pH nước thấp (4,6-5) hoặc cao (9-9,5) đã làm suy giảm hệ miễn dịch trên tôm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đề kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp.

CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU KHOÁNG CHO NHỮNG AO CÓ ĐỘ MẶN THẤP
CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU KHOÁNG CHO NHỮNG AO CÓ ĐỘ MẶN THẤP

Trong điều kiện nuôi tôm thâm canh mật độ dày thì những nơi có độ mặn rất thấp sẽ bị thiếu khoáng chất. Sự thiếu hụt khoáng chất trong thời gian dài sẽ làm cho tôm giảm tăng trưởng, mềm vỏ, cong thân, đục cơ, giảm tỷ lệ sống, giảm sức đề kháng với các loại mầm bệnh, khả năng chống chịu với sự biến động của môi trường giảm và cuối cùng sản lượng thu hoạch bị suy giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vụ nuôi. 

LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cây Yucca có nguồn gốc từ các sa mạc ở Tây Nam Hoa Kỳ và Mexico. Các chất chiết xuất của yucca có nhiều tác dụng hữu ích trong nuôi trồng thủy sản khi bổ sung vào thức ăn giúp cải thiện năng suất vật nuôi hoặc xử lý NH3 trong môi trường nước


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng