KHÍ ĐỘC NO2 TRONG AO TÔM

Nguồn gốc NO2 trong ao tôm

Trong quá trình tiêu thụ thức ăn, tôm chỉ hấp thu được khoảng 25% lượng đạm có trong thức ăn, khoảng 75% còn lại sẽ được bài tiết qua phân. Cùng với lượng đạm có trong thức ăn dư thừa, xác tảo, xác tôm chết phân hủy hoặc từ nguồn nước cấp vào. Lượng đạm này trong ao tôm sẽ được chuyển hóa thành NH3/NH4 NO2 là sản phẩm trung gian của quá trình nitrat hóa (là quá trình chuyển hóa NH3 thành NO3).

Quá trình nitrat hóa diễn ra như sau:

Giai đoạn 1: Amoni (NH3) biến đổi thành Nitrit (NO2) (gây độc cho tôm) nhờ vi khuẩn Nitrosomonas spp.

Giai đoạn 2: Nitrit (NO2) biến đổi thành Nitrat (NO3) (không độc) nhờ vi khuẩn Nitrobacter spp. trong điều kiện có oxi. 

 

Chu trình nitrat hóa

Nhóm vi khuẩn Nitrosomonas spp.Nitrobacter spp. là nhóm vi khuẩn hiếu khí, chúng chỉ hoạt động mạnh khi hàm lượng oxi hòa tan trong ao cao. Nếu trong môi trường ao nuôi thiếu oxi hòa tan thì NO2 sẽ không được chuyển hóa thành NO3 dẫn đến gia tăng nồng độ trong ao gây độc cho tôm, cá.

 

Cơ chế gây độc của NO2 trong ao tôm:

+ NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm cạnh tranh với oxi, làm tôm không lấy được oxi gây ngạt, tôm nổi đầu. Hiện tượng này kéo dài tôm sẽ bị yếu, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh.

+ NO2 gây rối loạn áp suất thẩm thấu, cản trở quá trình hấp thu khoáng chất của tôm, đặc biệt trong các ao có độ mặn thấp.

+ Tôm lột xác không cứng vỏ, sưng mang, phù thủng cơ.

+ Không nuôi được về kích thước lớn nếu hàm lượng NO2 trong nước cao.

Ảnh hưởng của NO2 lên cá, tôm phụ thuộc vào độ mặn của nước. Ở độ mặn càng cao, ngưỡng chịu đựng NO2 của cá, tôm càng cao.

 

Nguyên nhân khiến NO2 trong ao tăng nhanh:

+ Người nuôi cho ăn quá nhiều, lượng thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao gây ra khí độc NH3/NO2. 

+ Ao nuôi mật độ quá dày, lượng bài tiết ra quá nhiều dẫn đến ô nhiễm hữu cơ sinh ra khí độc.

+ Hàm lượng oxi hòa tan không đủ để quá trình nitrat hóa diễn ra hoàn toàn.

+ Thiếu nhóm vi khuẩn nitrat hóa trong ao.

 

Cách xử lý NO2 trong ao tôm:

+ Thả nuôi với mật độ hợp lý, phù hợp với điều kiện và mô hình nuôi.

+ Điều chỉnh lượng thức ăn, tránh dư thừa.

+ Tăng cường chạy quạt, sục khí, hoặc bổ sung oxi viên để cung cấp oxi đẩy nhanh quá trình nitrat hóa trong ao.

+ Si phong đáy ao thường xuyên.

+ Khi NO2 tăng quá cao, tiến hành thay nước để giảm NO2 về mức tối ưu nhất.

+ Sử dụng men vi sinh PRO4000X hoặc AQUAPRO B để phân hủy mùn bã hữu cơ dư thừa và giảm NO2.

PRO4000X

Vi sinh xử lý môi trường PRO4000X

Vi sinh xử lý môi trường AQUAPRO B

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bà con hiểu rõ hơn về khí độc NO2 trong ao tôm để có cách phòng ngừa và xử lý tốt nhất, mọi thắc mắc cần hỗ trợ bà con vui lòng liên hệ Hotline 0869 642 968

Công ty Topline kính chúc Quý bà con có những vụ nuôi thành công!

 


Tin tức liên quan

CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU KHOÁNG CHO NHỮNG AO CÓ ĐỘ MẶN THẤP
CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU KHOÁNG CHO NHỮNG AO CÓ ĐỘ MẶN THẤP

Trong điều kiện nuôi tôm thâm canh mật độ dày thì những nơi có độ mặn rất thấp sẽ bị thiếu khoáng chất. Sự thiếu hụt khoáng chất trong thời gian dài sẽ làm cho tôm giảm tăng trưởng, mềm vỏ, cong thân, đục cơ, giảm tỷ lệ sống, giảm sức đề kháng với các loại mầm bệnh, khả năng chống chịu với sự biến động của môi trường giảm và cuối cùng sản lượng thu hoạch bị suy giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vụ nuôi. 
CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM
CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM

Người nuôi thường bắt gặp những sinh vật nhỏ, có màu trong suốt, có chất nhày khó nắm bằng tay trong ao nuôi tôm. Chúng chính là những con sứa nước sinh sống và gây hại cho tôm. Dưới đây là các cách diệt loài sứa nước mang lại hiệu quả nhất.
BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV)
BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV)

 Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1981 ở Hawaii và nhanh chóng lây lan sang các nước châu Mỹ và châu Á làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi thu hoạch, tôm nhiễm bệnh thường có kích thước nhỏ, không đồng đều và dị hình.
VAI TRÒ CỦA VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT, CHẤT ĐIỆN GIẢI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VAI TRÒ CỦA VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT, CHẤT ĐIỆN GIẢI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm cá trong điều kiện nuôi thâm canh không những thúc đẩy tăng trưởng mà còn ngăn chặn được những rối loạn bệnh lý do thiếu vitamin và khoáng chất. Ngoài những khoáng chất truyền thống, trong bài viết này chúng tôi phổ biến thêm chất điện giải đã được sử dụng trong chăn nuôi và mới trong thủy sản có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng áp suất thẩm thấu; chống sốc và stress trong điều kiện bất lợi.
VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG
VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG

Bài viết này mô tả thể Vermiform. Đây là một “vật thể” lạ được tìm thấy nhiều trong gan tụy tôm bị phân trắng. Bề ngoài vermiform nhỏ, thấy được qua kính hiển vi bao gồm nhiều màng mỏng độc lập kết hợp lại với nhau thành một thể liền mạch. Vậy đây có phải là một mầm bệnh thực thụ trên tôm như virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng không?
CÁCH PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG DO VIRUS WSSV HIỆU QUẢ
CÁCH PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG DO VIRUS WSSV HIỆU QUẢ

Nghề nuôi tôm trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang được phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, cùng với sự thâm canh hóa và gia tăng về diện tích nuôi tôm, sử dụng giống sinh sản nhân tạo ở mật độ cao, sự di nhập tôm giống và tôm bố mẹ,…đã dẫn đến sự xuất hiện và lây lan của nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh đốm trắng do vi-rút WSSV gây ra, bệnh đang là mối đe dọa nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất và sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm. 

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng