CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM

Tôm sinh trưởng bằng cách thay vỏ giáp cứng bằng vỏ giáp mới lớn hơn. Đây được gọi là quá trình lột xác của tôm. Vậy người nuôi cần chú ý những điều gì để có thể hỗ trợ tôm lột xác nhanh chóng, ít hao hụt nhất?

Những dấu hiệu trước khi tôm lột xác

Nắm rõ thời gian lột xác của tôm để có phương pháp chăm sóc phù hợp, giúp tôm lột và cứng vỏ nhanh hơn. Hạn chế sự tấn công của vi khuẩn. Dưới đây là một số đặc điểm của quá trình trên:

- Tôm lờ đờ, ít vận động hơn thường ngày. Vỏ tôm rất cứng. Tôm sẽ ăn ít hoặc bỏ ăn và tìm đến những nơi có nhiều oxy.

- Phần đầu gần mắt có dấu chấm trắng. Phần tiếp giáp giữa đầu với thân có khoảng trắng hở. Nếu khoảng trắng càng hở thì quá trình lột xác càng đến gần.

- Phần gan và tụy của tôm sẽ to hơn bình thường. Vì chúng đang tích lũy nguồn dinh dưỡng cho quá trình lột vỏ diễn ra nhanh chóng.

- Tôm uốn cong cơ thể, chân càng đạp giật liên tục để cố gắng tách lớp vỏ ra khỏi mình.

Tôm thường lột xác vào ban đêm tầm 22h – 2h sáng hôm sau. Đối với những con tôm khỏe mạnh, quá trình này chỉ kéo dài 5 – 7 phút. Sau khi lột xác, sức khỏe của tôm còn yếu và lớp vỏ kitin vẫn chưa hoàn thiện. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công.

Cung cấp thức ăn

Để lột xác tốt, tôm cần được cung cấp đầy đủ thức ăn với hàm lượng đạm khoảng 32-45%.

Hiểu rõ chu kỳ lột xác của tôm:

- Giai đoạn từ 1 -15 ngày: tôm sẽ lột vỏ hằng ngày

- Giai đoạn từ 15 – 30 ngày: 2 đến 3 ngày một lần

- Giai đoạn 30 – 45 ngày: 3 đến 5 ngày một lần

- Giai đoạn 45 – 75 ngày: lột vỏ hàng tuần

- Giai đoạn 75 – 90  ngày: 10 ngày một lần

- Giai đoạn 90 ngày trở lên: 14 ngày một lần

 

Các giai đoạn lột xác của tôm thẻ

Quản lý môi trường nước

Bà con cần lưu ý hàm lượng oxy cho tôm. Vì giai đoạn này, nhu cầu oxy của chúng tăng lên gấp đôi. Cần liên tục quạt nước và sục khí để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan tốt nhất là khoảng 5 – 6 mg/ lít.

Ao có độ mặn càng cao thì hàm lượng khoáng chất càng lớn. Tôm sẽ lột xác dễ dàng và nhanh cứng vỏ.Đối với những ao thiếu khoáng thì tôm lột vỏ lâu hơn và vỏ bị mềm.

Ao có độ mặn thấp cần được bổ sung khoáng đầy đủ. Tuy nhiên, nếu độ mặn vượt quá 25% thì vỏ tôm sẽ dày và cứng, tôm lột vỏ lâu hơn.

Tôm lột xác khi pH đạt 7 – 8,5 và tốt nhất là từ 7,5 – 7.9. Để ổn định độ pH, quý bà con cần duy trì độ trong của ao nuôi từ 30 – 40cm. Ngoài ra, để tôm sinh trưởng tốt, người nuôi cần duy trì độ kiềm từ 120 mg CaCO3/l trở lên để đảm bảo lượng khoáng đầy đủ cho tôm.

Kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác

Yếu tố dinh dưỡng

Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm. Vì tôm thiếu dinh dưỡng sẽ không đủ chất làm đẩy vỏ nên không thể nứt ra để lột xác.

Khoáng chất

Vỏ tôm được hình thành chủ yếu từ CaCO3 và một ít (Mg) và (P). Tôm có thể hấp thụ khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ mang. Vì vậy, bà con nên sử dụng các khoáng tạt trực tiếp xuống ao nhằm bổ sung lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm.

Môi trường nuôi

Môi trường nuôi không tốt sẽ ức chế quá trình lột xác của tôm. Vì vậy, bà con cần chú ý đến chỉ số môi trường.

pH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình lột xác của tôm. Độ pH trong ao thích hợp để tôm lột xác tốt nhất pH 7,5 – 8,0.

Oxy hòa tan: Trong quá trình lột xác nhu cầu oxy của tôm tăng gấp đôi nên cần tăng cường sục khí trong ao bằng quạt nước. Đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao luôn ở mức 4 – 6mg/l trong suốt quá trình lột xác của tôm.

Môi trường nuôi không tốt sẽ ức chế quá trình lột xác của tôm. 

Độ mặn: Độ mặn trong ao nuôi cũng ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm. Độ mặn cao lượng khoáng chất lớn giúp tôm lột xác dễ dàng và nhanh cứng vỏ. Ao nuôi thiếu khoáng sẽ làm tôm khó lột vỏ, mềm vỏ. Vì vậy, đối với những ao nuôi tôm có độ mặn thấp thì phải tăng cường việc bổ sung khoáng cho tôm.

Độ kiềm: Kiềm trong nước quá thấp làm tôm khó lột vỏ, lâu cứng vỏ.Trong quá trình sinh trưởng, tôm cần rất nhiều khoáng nên phải duy trì độ kiềm từ 120 mg CaCO3/l trở lên. Bằng cách sử dụng vôi và bổ sung khoáng 3 – 5 ngày/lần vào ban đêm, giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.

Do một số bệnh

Tôm bị mắc một số bệnh như: nấm, đóng rong, tôm còi,… cũng khiến cho quá trình lột xác diễn ra chậm, tệ hơn nữa là tôm không thể lột vỏ.

Để đảm bảo quá trình lột xác của tôm diễn ra dễ dàng, bà con có thể can thiệp bằng cách cung cấp thêm các khoáng chất dinh dưỡng giúp gia tăng tỷ lệ lột vỏ thành công. Đồng thời nên chú ý các yếu tố kể trên, giữ ao nuôi ở mức ổn định nhất có thể.


Tin tức liên quan

KHOÁNG CHẤT TRONG AO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
KHOÁNG CHẤT TRONG AO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Tôm thẻ chân trắng được nuôi truyền thống ở các vùng nước ven biển hoặc cửa sông, với độ mặn dao động từ 15-40 ppt. Hiện nay với điều kiện nuôi thâm canh hóa, tôm thẻ chân trắng dần được nuôi nhiều với độ mặn thấp hơn từ 0-10 ppt. Tuy nhiên việc nuôi ở độ mặn thấp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng khoáng tự nhiên nên việc bổ sung khoáng trong quá trình nuôi là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

CÁCH LÀM KHÁNG SINH ĐỒ TẠI AO
CÁCH LÀM KHÁNG SINH ĐỒ TẠI AO

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này. 

DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH GAN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH GAN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Thường xuyên theo dõi tôm mỗi ngày, quan sát biểu hiện của gan tụy là một khâu quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm tại ao nuôi. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus
ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus

Sự biến động các yếu tố thuỷ lý hoá như nhiệt độ, độ mặn, oxy, NH3, NO2, pH nước trong ao sẽ gây stress cho tôm, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của tôm và tăng tính nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh cơ hội có sẵn trong ao nuôi. Mức pH nước thấp (4,6-5) hoặc cao (9-9,5) đã làm suy giảm hệ miễn dịch trên tôm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đề kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp.

GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM

Cùng với sự phát triển nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt diện tích nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian ngắn làm cho công tác quản lý môi trường, dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều loại bệnh mới trong đó có bệnh EHP tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nghề nuôi tôm vì mức độ chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn cao.

ACID HỮU CƠ - THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
ACID HỮU CƠ - THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Hiện nay, vấn đề bệnh nhiễm khuẩn trên tôm cá đang được quan tâm hàng đầu. Nhiều người nuôi thủy sản đã chọn kháng sinh để xử lí nhanh các vấn đề trên. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng do tích tụ sinh học dư lượng các chất kháng sinh. Trước tình hình đó acid hữu cơ và muối của chúng được xem như giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc thay thế kháng sinh để kiểm soát các bệnh nhiễm khuẩn và cải thiện hiệu suất tăng trưởng trên tôm cá.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng