NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO TÔM

Nấm đồng tiền còn có tên gọi địa phương là nấm chân chó. Loài này có đặc điểm giống như địa y (sự kết hợp giữa nấm và vi sinh vật có khả năng quang hợp). Nấm đồng tiền có mùi tanh, thường mọc ở bạt bờ ao cách mặt nước 20-30 cm, hoặc trên các thiết bị trong ao tôm.

  1. Nhận dạng nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền có hình bông tuyết hoặc hình mạng nhện, hình cành cây phân nhánh hoặc giống như một búi sợi mắc vào cành cây, có rẽ nhánh, mỗi nhánh hình tròn như dạng bàn chân chó (do vậy còn gọi là nấm chân chó). Chúng dính chặt vào vĩ oxi, bạt ao, đất, đá, nhá cho ăn và các vật dụng trong ao nuôi tôm. Nấm phát triển mạnh khi ao có nhiều chất bẩn, thức ăn dư thừa, độ mặn cao.

Hình ảnh nấm đồng tiền trong ao

         2. Tác hại

Nấm đồng tiền có mùi tanh như chất dẫn dụ tôm, tôm ăn nấm vào cơ thể sẽ bị nhiễm độc tố dẫn đến mắc các bệnh đường ruột, khó tiêu hóa, bỏ ăn, tôm còi cọc, ốp thân, chậm lớn, thậm chí rớt đáy.

Nấm đồng tiền còn là nơi cư trú của nhiều tác nhân gây bệnh cho tôm như vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật.

       3. Biện pháp xử lý

Việc xử lý cơ học như chà, tẩy các cá thể nấm có thể vô tình làm các các bào tử nấm phát tán nhanh hơn. Đồng thời các cá thể nấm khi bị chà bong tróc sẽ sinh ra độc tố ảnh hưởng đến tôm khi ăn phải.

Một số giải pháp xử lý nấm đồng tiền mang lại hiệu quả nhất

- Đối với những ao từng bị nhiễm nấm ở các vụ nuôi trước, thì bắt buộc phải tẩy nấm và tiêu diệt tế bào nấm.

+ Vệ sinh ao sạch sẽ

+ Dùng vôi nung (CaO) hòa với nước thành dung dịch đậm đặc, sệt, tưới đều hoặc quét lên bạt ao và các thiết bị trong ao nuôi (liều 500kg/1.000m2)

+ Đối với ao bạt bờ, đáy đất, thì ta giữ ẩm mặt đáy ao và bón vôi nóng dày khắp đáy ao (liều 700-800 kg/1.000m2)

+ Khử trùng các dụng cụ trong ao bằng chlorine, BKC,...

+ Phơi ao và các dụng cụ 2-3 ngày, sau đó tiến hành xịt rửa lại

+ Tiếp tục phơi nắng thêm 5-7 ngày

- Đối với ao đang nuôi và có tôm

+ Điều chỉnh lượng thức ăn để giảm ô nhiễm hữu cơ

+ Bổ sung vitamin C tăng đề kháng cho tôm

+ Bổ sung men tiêu hóa Aquapro F để bảo vệ đường ruột tôm, giảm tác động bất lợi của nấm lên đường ruột

+ Tạt SUPER CLEAR liều 1 lít/1.000m3 nước vào lúc 9-10 giờ sáng để tiêu diệt nấm và các bào tử nấm phát tán trong nước. Sau 4-5 ngày nấm sẽ bong tróc ra

+ Lặp lại liều như trên nếu quan sát thấy nấm vẫn còn phát triển trong ao

+ Tiến hành cấy lại vi sinh liều cao giúp phân hủy nhanh xác nấm, xác tảo, bổ sung lợi khuẩn trong ao và ổn định môi trường ao nuôi

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bà con hiểu rõ hơn và biết cách xử lý nấm đồng tiền trong ao đúng cách, mọi thắc mắc cần hỗ trợ bà con vui lòng liên hệ Hotline 0869 642 968

Công ty Topline kính chúc Quý bà con có những vụ nuôi thành công!


Tin tức liên quan

GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM

Cùng với sự phát triển nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt diện tích nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian ngắn làm cho công tác quản lý môi trường, dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều loại bệnh mới trong đó có bệnh EHP tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nghề nuôi tôm vì mức độ chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn cao.

VAI TRÒ CỦA VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT, CHẤT ĐIỆN GIẢI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VAI TRÒ CỦA VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT, CHẤT ĐIỆN GIẢI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm cá trong điều kiện nuôi thâm canh không những thúc đẩy tăng trưởng mà còn ngăn chặn được những rối loạn bệnh lý do thiếu vitamin và khoáng chất. Ngoài những khoáng chất truyền thống, trong bài viết này chúng tôi phổ biến thêm chất điện giải đã được sử dụng trong chăn nuôi và mới trong thủy sản có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng áp suất thẩm thấu; chống sốc và stress trong điều kiện bất lợi.

DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH GAN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH GAN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Thường xuyên theo dõi tôm mỗi ngày, quan sát biểu hiện của gan tụy là một khâu quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm tại ao nuôi. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ THAY THẾ KHÁNG SINH VÀ HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN
GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ THAY THẾ KHÁNG SINH VÀ HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN

Việc sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm mang lại một số lợi ích trong việc kiểm soát và điều trị các bệnh lý nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây ra một số vấn đề tiềm ẩn và hậu quả nghiêm trọng đến vụ nuôi. Vì vậy việc tìm ra giải pháp thay thế kháng sinh là rất cần thiết.

CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM
CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM

Tôm bị đóng rong, đóng nhớt là một trong những hiện tượng khá phổ biến tại Việt Nam. Khi môi trường nước nuôi ô nhiễm và không được xử lý thường xuyên, sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân như protozoan (động vật nguyên sinh), tảo, ký sinh trùng, vi khuẩn,… gây bệnh. Theo dõi để phát hiện kịp thời và đưa ra cách xử lý thích hợp sẽ giúp tôm khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế của người nuôi.

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁNG THỂ LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN TÔM
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁNG THỂ LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN TÔM

Khi tôm bị nhiễm khuẩn việc điều trị bằng kháng sinh trở nên phổ biến. Việc sử dụng kháng sinh không đúng qui định gây ảnh hưởng tới sức khỏe động vật nuôi, môi trường sinh thái, tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh dẫn đến giảm hiệu quả điều trị bệnh, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và tồn lưu trong sản phẩm thủy sản. Do vậy việc sử dụng kháng thể giúp tăng cường miễn dịch kháng lại các bệnh nguy hiểm trên tôm đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao.  


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng