CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM

Tôm bị đóng rong, đóng nhớt là một trong những hiện tượng khá phổ biến tại Việt Nam. Khi môi trường nước nuôi ô nhiễm và không được xử lý thường xuyên, sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân như protozoan (động vật nguyên sinh), tảo, ký sinh trùng, vi khuẩn,… gây bệnh. Theo dõi để phát hiện kịp thời và đưa ra cách xử lý thích hợp sẽ giúp tôm khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế của người nuôi.

LÀM GÌ ĐỂ BIẾT TÔM BỊ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT?

1. Quan sát ao

- Tôm có dấu hiệu bỏ ăn, chậm lớn

- Tôm bị yếu, lờ đờ và bơi sát mé bờ

- Ao bị ô nhiễm, nhiều chất lơ lửng, chất thải và hữu cơ

2. Quan sát tôm

- Vỏ tôm thường có màu xanh như tảo, màu đen hoặc xám bùn (nhiều nhất ở vùng đầu ngực, mang và các phụ bộ)

- Tôm bị trơn, nhớt khi sờ vào như đóng một lớp tảo trên vỏ

- Mang tôm chuyển sang màu đen

- Bệnh vào giai đoạn nghiêm trọng sẽ phá hủy vỏ tôm, tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập

Vỏ tôm trơn và bị nhớt, có màu vàng xanh như tảo hoặc màu đen, xám khói

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT Ở TÔM

- Nước nuôi có rong tảo phát triển quá mạnh, nhiều chất thải, thức ăn thừa mà không được thường xuyên xử lý, tạo điều kiện cho các sinh vật có hại bám lên tôm

- Tôm khi yếu, khó lột xác hoặc lâu thay vỏ cũng sẽ dễ bị đóng rong

- Các tác nhân gây bệnh: vi khuẩn Vibrio sp., Aeromonas sp.,... trùng loa kèn, một số tảo, vi nấm và nguyên sinh động vật.

CÁCH PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT

Phòng bệnh:

- Ổn định mật độ tảo trong ao, diệt rong nhớt, quản lý chất lượng nước

- Xử lý đáy ao, tránh để chất thải và chất hữu cơ tích tụ gây ô nhiễm và sinh ra khí độc (có thể dùng men vi sinh định kỳ)

- Cho ăn vừa đủ để giảm lượng thức ăn thừa thải

- Bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng đề kháng cho tôm, kích thích tôm lột xác

Trị bệnh:

Khi tôm đã bị đóng rong nhớt, bà con có thể dùng liều tham khảo BKC 80 (1 lít/1.000m3, dùng lúc 9-10h sáng).

Tôm thường bị đóng vôi, rong nhớt ở phần đầu ngực và các phụ bộ, một số trường hợp mang chuyển sang màu đen

Bệnh đóng rong, đóng nhớt trên tôm xuất hiện từ giai đoạn tôm giống cho đến lúc trưởng thành, gặp ở cả tôm sú, tôm thẻ và tôm càng xanh. Thời gian dài không điều trị sẽ khiến tôm còi cọc, giảm năng suất của vụ nuôi. Do đó, quý bà con cần có biện pháp thích hợp để phòng ngừa trước khi tôm bệnh hoặc theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử lý một cách kịp thời.


Tin tức liên quan

CÁCH XỬ LÝ NHỚT BẠT TRONG AO NUÔI TÔM
CÁCH XỬ LÝ NHỚT BẠT TRONG AO NUÔI TÔM

Trong quá trình nuôi tôm ao bạt bà con hay gặp tình trạng bị nhớt bạt. Nhớt bạt làm vi khuẩn, nấm, rong tảo phát triển làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm.

XỬ LÝ CHẤT LƠ LỮNG, LỢN CỢN TRONG AO TÔM HIỆU QUẢ
XỬ LÝ CHẤT LƠ LỮNG, LỢN CỢN TRONG AO TÔM HIỆU QUẢ

Hiện tượng nước ao nuôi xuất hiện các chất lơ lửng, lợn cợn làm cho nước bị đục so với bình thường ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và sự phát triển của tôm rất nhiều. Dưới đây là các nguyên nhân và các giải pháp thích hợp nhất để cải thiện hiệu quả vấn đề nước ao bị lợn cợn. 

GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ THAY THẾ KHÁNG SINH VÀ HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN
GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ THAY THẾ KHÁNG SINH VÀ HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN

Việc sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm mang lại một số lợi ích trong việc kiểm soát và điều trị các bệnh lý nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây ra một số vấn đề tiềm ẩn và hậu quả nghiêm trọng đến vụ nuôi. Vì vậy việc tìm ra giải pháp thay thế kháng sinh là rất cần thiết.

CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM
CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM

Vi khuẩn Vibrio là một trong những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng cho tôm. Những bệnh này có thể gây chết tỷ lệ lên đến 100%, gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi tôm và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nghề nuôi tôm ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung trong thập kỷ qua.

VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM
VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM

Vào những năm 40 của thế kỷ XX, Peniciline là kháng sinh đầu tiên được tìm và ứng dụng trong điều trị bệnh, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của nền y học thế giới. Về sau, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta dần tổng hợp được nhiều loại kháng sinh và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ngày nay, việc sử dụng phổ biến và lạm dụng quá mức kháng sinh lâu dài dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh trên nhiều loài vi khuẩn tạo nên mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe động vật và con người.

 

CÁCH CẢI TẠO AO TRƯỚC KHI THẢ GIÚP TIÊU DIỆT EHP HIỆU QUẢ
CÁCH CẢI TẠO AO TRƯỚC KHI THẢ GIÚP TIÊU DIỆT EHP HIỆU QUẢ

EHP là một trong những mối đe dọa lớn đối với ngành nuôi tôm nước ta hiện nay làm cho tôm chậm lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Khi EHP xâm nhập vào ao nuôi, nó rất khó tiêu diệt vì vậy việc cải tạo ao nuôi ban đầu để tránh tái nhiễm là rất quan trọng.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng