CÁCH LÀM KHÁNG SINH ĐỒ TẠI AO

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này. 

Một trong những giải pháp đó là sử dụng kỹ thuật kiểm tra kháng sinh đồ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kháng sinh đồ là gì? Và tìm hiểu các phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. 

Kháng sinh đồ là gì?

Kháng sinh đồ là kỹ thuật để tìm độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh, hay xác định lượng tối thiểu của kháng sinh ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn. 

Độ nhạy cảm của kháng sinh luôn luôn thay đổi do tính thích ứng và tính chọn lọc của vi khuẩn khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh.

Sau khi xác định được loại thuốc kháng sinh phù hợp và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn, từ đó có thể lựa chọn chính xác phương pháp điều trị, tránh được việc lạm dụng thuốc quá mức và giảm thiểu tình trạng kháng sinh trong nuôi tôm.

Trường hợp thực hiện kháng sinh đồ

Nhiễm khuẩn không phản ứng với điều trị kháng sinh truyền thống: Khi tôm bị nhiễm khuẩn và việc sử dụng kháng sinh thông thường không đem lại hiệu quả mong đợi, việc thực hiện kháng sinh đồ giúp xác định khả năng của các loại kháng sinh cụ thể trong việc đối phó với vi khuẩn gây bệnh.

Nghi ngờ về sự kháng thuốc: Khi có nghi ngờ vi khuẩn gây bệnh trong ao tôm đã kháng thuốc, bà con nên thực hiện kháng sinh đồ để xác định mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn đối với các loại kháng sinh.

Đánh giá sự hiệu quả của loại kháng sinh mới: Khi có sự xuất hiện của các loại kháng sinh mới trên thị trường, kháng sinh đồ được sử dụng để đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn với loại kháng sinh mới này, từ đó đưa ra quyết định về việc sử dụng trong điều trị bệnh tôm.

https://tepbac.com/upload/images/2024/04/lay-mau_1712911839.jpg Cách thu mẫu và quy trình chẩn đoán bệnh trên tôm tại phòng lab

Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý: Trong một số trường hợp, các cơ quan quản lý có thể yêu cầu kiểm tra kháng sinh đồ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm.

Phương pháp kháng sinh đồ trên tôm tại thực địa

Vật dụng, dụng cụ thí nghiệm sử dụng trong các phương pháp này đều được khử trùng kỹ.

Chuẩn bị mẫu: Tôm bệnh được rửa bằng nước sạch. Dùng kéo đã tiệt trùng cắt phần đuôi, tách bỏ giáp đầu ngực, dùng nhíp tiệt trùng gấp lấy khối gan tụy và ruột cho vào ống eppendoft tới vạch 0.1ml, lấy nhíp nghiền mẫu nhuyễn sau đó cho nước muối sinh lý NACL 9% thêm đến 1ml (pha loãng 10 lần).

Dùng bút lông đánh dấu ngày, số ao và tên kháng sinh sau đó lấy micropipet hoặc kiêm tiêm tiệt trùng rút 0.1ml dung dịch trên cho vào đĩa thạch TCBS, lấy que trang đã tiệt trùng tán đều đến khi khô. Dùng nhíp tiệt trùng gấp đĩa giấy kháng sinh, đặt đều lên mặt thạch cách rìa thạch 15mm và các đĩa kháng sinh cách nhau 24mm, mỗi đĩa 90mm để được 5-6 loại kháng sinh, đậy nắp đĩa thạch, ủ nhiệt độ 28-300C, sau 20-24h tiến hành đo đường kính vòng kháng khuẩn.

Thông qua vòng kháng khuẩn (vòng vô khuẩn) của từng kháng sinh, xác định kháng sinh nào sử dụng hiệu quả nhất trong quá trình điều trị, kháng sinh nào đã bị vi khuẩn kháng, hoặc giảm khả năng điều trị.

Tuy nhiên, mua đĩa kháng sinh giấy tại một số tỉnh, thành, chưa phổ biến. Mặt khác, đĩa kháng sinh giấy phải được bảo quản ở nhiệt độ mát, từ 5 – 80C, dễ sai lệch kết quả nếu bảo quản không tốt.

Các kháng sinh Sulfonamide, Trimethoprim, Tetracyclin, ức chế thấp với phương pháp này. Môi trường có chứa số lượng quá lớn kháng sinh Thymidine hoặc Thymine, có thể dẫn đến ức chế kháng sinh Sulfonamide, Trimethoprim, làm cho vòng vô khuẩn nhỏ hơn, thậm chí không có vòng vô khuẩn, dẫn đến kết quả sai lệch.

Mỗi loại có phổ tác dụng nhất định với từng loại vi khuẩn, chọn không đúng đĩa kháng sinh, dẫn đến kết quả sai. Khi thao tác, dùng kim nhíp, đặt nhẹ khoanh giấy kháng sinh cho tiếp xúc đều trên mặt thạch.

Khoảng cách giữa các khoanh giấy kháng sinh là 24 mm, cách rìa đĩa thạch 15 mm. Như vậy, đĩa thạch đường kính 10 cm, có thể đặt 5-6 khoanh giấy kháng sinh. Thao tác sai, đặt đĩa kháng sinh không đảm bảo khoảng cách trên, dẫn đến kết quả sai.

Phương pháp đục lỗ đĩa thạch (tạo giếng) thao tác đơn giản, chủ động, dễ thực hiện, phù hợp với thực tế sử dụng kháng sinh hiện nay tại các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Kỹ thuật thao tác ban đầu, giống phương pháp sử dụng đĩa giấy kháng sinh (khoanh giấy kháng sinh).

Tuy nhiên, sau khi cấy dịch chiết lọc từ gan tuỵ, ruột…của tôm bệnh lên mặt đĩa thạch. Khi mặt thạch đã khô, dùng ống hút đã khử trùng hoặc que cấy khuẩn, đục các lỗ giếng đường kính 0,5 cm, tra kháng sinh vào giếng.

Đục lỗ thạch bằng đầu col

Đối với kháng sinh và liều lượng pha, căn cứ vào thực tế. Hộ nuôi đang sử dụng kháng sinh nào, tiến hành làm kháng sinh đồ kháng sinh đó. Liều pha căn cứ vào liều sử dụng kháng sinh của hộ nuôi, khi trộn thức ăn hay đánh trực tiếp vào môi trường nước điều trị bệnh tôm...

Ví dụ, hộ nuôi sử dụng kháng sinh trộn thức ăn liều 5 g/kg thức ăn, khi pha làm kháng sinh đồ, liều 5 g/1.000 ml (1 lít) nước (nguồn nước pha kháng sinh bao gồm nước lọc, nước suối,…)

Tiến hành tra kháng sinh vào giếng, liều lượng tra từ 0,2 – 0,3 ml. Tất cả các thao tác trên đĩa như cấy dịch, tra kháng sinh, được thực hiện quanh ngọn đèn cồn, phòng thí nghiệm, phòng kín…đã qua khử khuẩn, tránh khuẩn tạp từ môi trường. Sau khi thực hiện xong các công đoạn, tiến hành nuôi cấy 24 – 48 giờ ở nhiệt độ phòng, để vi khuẩn phát triển. Thông qua vòng kháng khuẩn (vòng vô khuẩn) của kháng sinh, xác định kháng sinh còn sử dụng hiệu quả trong quá trình điều trị, hay đã bị vị khuẩn kháng, hoặc giảm khả năng điều trị…

Có thể đục nhiều giếng trên cùng một đĩa, tra nhiều loại kháng sinh khác nhau cùng lúc, thông qua vòng kháng khuẩn để so sánh, xác định kháng sinh nào khả năng điều trị đạt hiệu quả cao nhất, kháng sinh nào giảm khả năng điều trị, kháng sinh nào bị vi khuẩn kháng.

Kháng sinh có vòng kháng khuẩn lớn nhất, là dùng điều trị vi khuẩn hiệu quả cao. Khi bà con sử dụng kháng sinh điều trị bệnh tôm, cần thiết thực hiện kháng sinh đồ hoặc xác định dùng điều trị vi khuẩn hiệu quả cao nhất, nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, tăng hiệu quả điều trị.

Bà con cần hỗ trợ kỹ thuật làm kháng sinh đồ vui lòng liên hệ 0989714070 hoặc 0983 69 15 15 để được kỹ thuật viên tư vấn!


Tin tức liên quan

GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM

Cùng với sự phát triển nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt diện tích nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian ngắn làm cho công tác quản lý môi trường, dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều loại bệnh mới trong đó có bệnh EHP tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nghề nuôi tôm vì mức độ chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn cao.
CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM
CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM

Tôm bị đóng rong, đóng nhớt là một trong những hiện tượng khá phổ biến tại Việt Nam. Khi môi trường nước nuôi ô nhiễm và không được xử lý thường xuyên, sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân như protozoan (động vật nguyên sinh), tảo, ký sinh trùng, vi khuẩn,… gây bệnh. Theo dõi để phát hiện kịp thời và đưa ra cách xử lý thích hợp sẽ giúp tôm khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế của người nuôi.
LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cây Yucca có nguồn gốc từ các sa mạc ở Tây Nam Hoa Kỳ và Mexico. Các chất chiết xuất của yucca có nhiều tác dụng hữu ích trong nuôi trồng thủy sản khi bổ sung vào thức ăn giúp cải thiện năng suất vật nuôi hoặc xử lý NH3 trong môi trường nước
BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM
BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM

Bệnh vi bào tử trùng do kí sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, thường xuất hiện trên các loài tôm nuôi nước lợ (tôm sú, tôm thẻ, tôm he) ở tất cả các giai đoạn. EHP kí sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ của tôm làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trọng và lột xác.
CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM
CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM

Người nuôi thường bắt gặp những sinh vật nhỏ, có màu trong suốt, có chất nhày khó nắm bằng tay trong ao nuôi tôm. Chúng chính là những con sứa nước sinh sống và gây hại cho tôm. Dưới đây là các cách diệt loài sứa nước mang lại hiệu quả nhất.
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH TPD TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Polyhexamethylene biguanide (PHMB), Lactozyme có thể được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa để kiểm soát bệnh TPD sớm trong nuôi tôm.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng