MỘT SỐ LOÀI TẢO VÀ CÁCH KIỂM SOÁT TẢO TRONG AO NUÔI TÔM

 

Tảo là một nhóm thực vật lớn và đa dạng, có dạng đơn bào hoặc đa bào, chủ yếu sống tự dưỡng, quang hợp nhờ ánh sáng mặt trời và CO2 . Trong môi trường thủy vực, tảo đóng vai trò là mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên và là nguồn cung cấp oxi chủ yếu nhất cho các động vật thủy sinh sinh sống.

Một số loài tảo có giá trị dinh dưỡng cao được dùng làm thực phẩm cho con người như tảo xoắn, rong nho, rong câu,...chứa nguồn đạm cao, các acid amin thiết yếu, vitamin, khoáng chất, chất diệp lục và các hoạt chất sinh học có tác dụng tăng đề kháng và ngăn ngừa ung thư.

 

Ngoài việc cung cấp oxi trong nước, tảo còn hấp thu các muối dinh dưỡng và chất hữu cơ dư thừa, làm giảm độ trong của nước, chỉ thị môi trường, vì vậy trong nuôi trồng thủy sản tảo cũng được xem là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước, đặc biệt là trong nuôi tôm.

Các loài tảo phổ biến trong ao tôm

Tảo khuê

Tảo khuê (Baciliariophyta) thường được gọi với tên khác là tảo cát hay tảo silic, đây là nhóm tảo có lợi trong ao nuôi tôm, tảo phát triển trong môi trường nước mặn/lợ, thường xuất hiện ở đầu vụ nuôi khi môi trường chưa ô nhiễm. Khi tảo này chiếm ưu thế, nước ao sẽ có màu vàng nâu (màu trà). Tảo khuê có hàm lượng dinh dưỡng cao và kích thước thích hợp làm thức ăn cho ấu trùng tôm (Chaetoceros sp, Skeletonema sp).

Tảo lục (Chlorophyta), đây cũng là nhóm tảo có lợi trong ao nuôi tôm, tảo phát triển trong môi trường nước ngọt/ lợ ngọt. Khi tảo này chiếm ưu thế, nước sẽ có màu xanh đọt chuối non. Một số loài trong nhóm tảo lục có thể tiết ra chất kháng sinh ức chế vi khuẩn Vibrio (nhóm vi khuẩn gây bệnh trên tôm).

Tảo mắt (Euglenophyta), đây là nhóm tảo có hại trong ao nuôi tôm, tảo phát triển chủ yếu trong môi trường nước ngọt, tảo này xuất hiện báo hiệu ao bị ô nhiễm hữu cơ, đáy ao nhiễm bẩn. Khi tảo mắt chiếm ưu thế, nước ao sẽ có màu xanh rau má hoặc màu nâu đen, đôi lúc tạo váng xanh/đỏ trên mặt nước.

Tảo lam (Cyanobacteria) hay được gọi là vi khuẩn lam, đây là nhóm tảo có hại trong ao tôm, tảo thường phát triển trong môi trường nước ngọt, tảo lam có 2 dạng là dạng hạt và dạng sợi, khi tôm ăn phải các loài tảo này sẽ bị hiện tượng phân đứt khúc, phân trắng. Khi tảo phát triển dày đặc làm nước có màu xanh lam/xanh ngọc/xanh nước sơn, thường tạo đám nổi trên mặt nước và trôi về phía cuối gió. Tảo lam chứa 2 nhóm độc tố, độc tố gan (hepatotoxin) và độc tố thần kinh. Ở điều kiện thích hợp, tảo sẽ phát triển quá mức gây hiện tượng nở hoa, tảo nở hoa gây thiếu hụt oxi trong ao, môi trường ao biến động và tiết ra độc tố.

Tảo giáp (Dinophyta), đây là nhóm tảo có hại trong ao tôm, chủ yếu sống ở nước lợ, một số loài sống ở nước ngọt. Khi tảo chiếm ưu thế trong ao nước sẽ có màu nâu đỏ, đôi khi tạo váng trên mặt nước, một số loài có khả năng phát sáng. Tôm ăn các loài tảo này sẽ khó tiêu và tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột. Tảo giáp chứa độc tố gây hại cho tôm nuôi, khi phát triển quá mức tảo sẽ nở hoa.

 

Cách kiểm soát tảo trong ao tôm

Biện pháp vớt thủ công: Thường áp dụng đối với nhóm tảo lam, khi tảo nổi váng hoặc hạt li ti trên mặt nước, người ta dùng vợt, lưới,... để vớt lớp tảo bỏ đi, biện pháp này có thể giảm được lượng tảo tức thời, tuy nhiên tảo sẽ phát triển trở lại sau vài ngày.

Cắt tảo bằng vôi: Sử dụng vôi nung để cắt tảo, ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. Tuy nhiên, chỉ cắt tảo tức thời, tảo sẽ phát triển trở lại nếu ao thừa dinh dưỡng. Bên cạnh đó cắt tảo bằng vôi dễ gây sụp tảo và biến động các yếu tố môi trường khác.

Sử dụng hóa chất để cắt tảo: Dùng Sunfat đồng (CuSO4) hoặc Benzalkonium Chloride (BKC) để cắt tảo, biện pháp này có thể diệt tảo nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sử dụng hóa chất diệt được tảo có hại và tảo có lợi trong ao. Nếu dùng hóa chất với số lượng lớn có thể gây sốc tôm, tảo chết đột ngột sẽ gây biến động môi trường nước, xác tảo phân hủy tạo ra khí độc và ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Dùng vi sinh để cắt tảo: Đây là biện pháp cắt tảo an toàn và hiệu quả nhất, được ứng dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Cắt tảo bằng vi sinh không gây sụp tảo đột ngột và không gây sốc cho tôm. Vi sinh phát triển trong ao sẽ cạnh tranh và lấn át các tế bào tảo, khiến tảo không thể phát triển và chết đi. Các xác tảo sau khi chết đi sẽ được các vi sinh này phân hủy, làm ổn định môi trường nước.

Dưới đây là cách cắt tảo bằng men vi sinh hiệu quả được áp dụng trong thời gian qua.

Dùng men vi sinh chủng Bacillus từ sản phẩm PRO 4000X và AQUAPRO B để kiểm soát tảo. Đây là dòng men vi sinh hàng đầu của Mỹ, với mật số bào tử Bacillus rất cao khoảng 4000 tỉ lợi khuẩn trong 1 ký vi sinh. Ưu điểm của việc sử dụng men vi sinh PRO 4000X và AQUAPRO B như sau:

Hoạt lực của vi sinh cực mạnh giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ dư thừa và giảm hình thành lớp bùn đáy ao.

Giảm nhanh các loài tảo độc vào duy trì màu nước đẹp trong ao.

Khử các loại khí độc gây hại NH3, NO2, H2S.

Bổ sung lợi khuẩn cạnh tranh và ức chế các loài vi khuẩn gây hại.

Ổn định pH, ngăn ngừa các mảng bám, lợn cợn lơ lững.

Sử dụng định kỳ giúp duy trì nước ao sạch và tiết kiệm chi phí.

Về cách sử dụng men vi sinh này rất đơn giản, có thể dùng trực tiếp hoặc ủ để nhân sinh khối lên. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi bà con cần điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý để tránh dư thừa và thường xuyên theo dõi môi trường ao nuôi để chủ động ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp. Hãy liên hệ hotline 0908 998 044 để được hỗ trợ sớm nhất.

Chúc quý bà con vụ nuôi thành công!


Tin tức liên quan

BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV)
BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV)

 Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1981 ở Hawaii và nhanh chóng lây lan sang các nước châu Mỹ và châu Á làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi thu hoạch, tôm nhiễm bệnh thường có kích thước nhỏ, không đồng đều và dị hình.
Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm
Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh đốm đen có thể gây tỷ lệ chết cao cho tôm, tôm còn lại thường bị thẹo, xấu và bị giảm giá trị khi thu hoạch. Vì vậy việc phòng bệnh và sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao
MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG AO CAO SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NHƯ THẾ NÀO
MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG AO CAO SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NHƯ THẾ NÀO

Đối với vi khuẩn có lợi, việc chúng phát triển nhanh chóng, thuận lợi ở môi trường nước ao nuôi đem lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi tôm. Ở một số ao, nếu mật độ vi khuẩn có lợi ít hoặc làm việc kém hiệu quả, người nuôi nên bổ sung thêm để giúp hỗ trợ ao nuôi ổn định, tôm phát triển khỏe mạnh hơn.  Ngược lại, nếu vi khuẩn gây hại phát triển với mật độ dày đặc, đây là tình trạng đáng báo động cho ao nuôi cũng như sức khỏe tôm đang sinh trưởng tại ao. 
DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG, ĐIỀU TRỊ KHI TÔM BỊ HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (AHPNS)
DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG, ĐIỀU TRỊ KHI TÔM BỊ HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (AHPNS)

Sự xuất hiện của dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) hay còn gọi là Hội chứng chết sớm (EMS) từ đầu năm 2011 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm trong toàn vùng với thiệt hại hơn 98.000ha và hơn 46.000ha diện tích nuôi tôm trong năm 2012 tập trung ở một số tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang (Tổng cục Thủy sản, 2013).
Cách diệt nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm
Cách diệt nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền gây rất nhiều khó khăn cho bà con nuôi tôm, cũng rất khó trị dứt điểm nếu bà con không biết cách xử lý đúng cách. Trong bài viết hôm nay, Topline sẽ hướng dẫn bà con cách đề phòng cũng như xử lý nếu chẳng may nấm xuất hiện trong ao tôm nhé.
CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM
CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM

Là một trong những căn bệnh thường gặp và phổ biến, bệnh mềm vỏ, ốp thân trên tôm tuy không nghiêm trọng như các bệnh phân trắng, đầu vàng nhưng làm tôm chết rải rác, khiến tôm mất đi giá trị thương phẩm và không đạt tiêu chuẩn để thu mua, xuất khẩu. Vậy, những biểu hiện nào cho thấy tôm đang bị mềm vỏ, ốp thân? Và làm sao để phòng trị hiệu quả nhất?

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng