CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM

Người nuôi thường bắt gặp những sinh vật nhỏ, có màu trong suốt, có chất nhày khó nắm bằng tay trong ao nuôi tôm. Chúng chính là những con sứa nước sinh sống và gây hại cho tôm. Dưới đây là các cách diệt loài sứa nước mang lại hiệu quả nhất.

Sứa nước

Sứa nước là một loài gây hại trong ao tôm

Sứa nước là động vât nổi, thuộc ngành ruột khoang, sống trôi nổi ở dạng ấu trùng. Chúng có cơ thể hình dù, miệng ở dưới. Sứa nước là động vật ăn thịt nhưng thụ động, thông qua ống miệng nằm giữa cơ thể. Chúng ăn các loài giáp xác, sinh vật phù du, trứng cá, các con cá nhỏ hay thậm chí những con sứa khác.  

Ao nuôi tôm là một trong những môi trường thuận lợi cho sứa phát triển. Nếu xuất hiện nhiều sứa nước trong ao nuôi tôm, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con tôm. Bên cạnh đó gây thêm nhiều hậu quả khác như ngộ độc, tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người nuôi. 

Thông thường, sứa hiện diện trong ao là do quá trình cấp nước vào ao qua lưới lọc, vì kích thước trứng sứa rất nhỏ, khi trứng nở sẽ là tác nhân hàng đầu cạnh trang với các loại thức ăn của tôm. 

Những tác hại của sứa nước cho ao nuôi 

Khi trứng sứa vào ao và nở ra, chúng sẽ gây ra một số hạn chế như sau: 

- Sứa tiết ra chất nhày làm giảm khuếch tán oxy trong nước.  

- Các chất nhày này bám vào thức ăn của tôm làm suy giảm khả năng bắt mồi của tôm.

- Sứa tiết ra chất độc làm tôm suy yếu hoặc chết hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi. Sứa nước

Sứa tiết ra chất nhày bám vào thức ăn tôm

Biện pháp tiêu diệt sứa khi ao đang cải tảo 

Do sứa xâm nhập vào ao được nhờ đi theo nguồn nước cấp, chính vì vậy chúng ta cần nên xử lý trực tiếp lên nguồn nước trước khi cho vào ao nuôi. Có hai cách hạn chế trứng sứa vào ao đó chính là cách truyền thống và cách sử dụng hóa chất chuyên dụng. 

Đối với cách truyền thống:  

Cách này được rất nhiều người nuôi áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt trong vụ nuôi. Đó chính là sử dụng một tấm lưới chắn trước quạt nước. Nguyên lý hoạt động của phương pháp dùng lưới cũng khá đơn giản, khi quạt nước hoạt động sẽ tạo nên dòng chảy, sứa và trứng sẽ bị cuốn trôi theo dòng chảy va đập vào lưới. Lúc này trứng sứa sẽ bị vỡ và một số dính vào lưới. 

Đối với cách sử dụng hóa chất: 

Người nuôi có thể sử dụng các thuốc diệt sứa nước chuyên dụng được bán trên thị trường để diệt sứa nước. Ví dụ như CuSO4, vào lúc trời nắng. An toàn hơn có thể dùng PAC cho 1000 m3 nước. Lưu ý sau khi sử dụng cần cấy vi sinh gây màu cho ao lại và sau 3-7 ngày mới xuống giống. 

Biện pháp tiêu diệt sứa khi ao đã có tôm 

Nếu quá trình xử lý nước ban đầu không hiệu quả hoặc chỉ hiệu quả một phần. Sau một thời gian thả giống thì phát hiện sứa tiếp tục có mặt trong ao, nhưng ao có tôm cần diệt theo cách như sau để đảm bảo an toàn cho tôm phát triển ổn định. 

- Cách 1 : Người nuôi có thể sử dụng cách truyền thống là giăng lưới trước dàn quạt. Theo cách này thì cần vệ sinh lại lưới 4-5 ngày/lần để ao nuôi luôn sạch sẽ, tôm không ăn phải sứa gây hại. 

- Cách 2: Sử dụng hóa chất diệt sứa với liều lượng phù hợp mật độ ao nuôi có tôm. Bà con có thể đánh 1 chai BROCID cho 1000m3 nước, sau 24 giờ kiểm tra nếu còn ta thực hiện lần 2.  Trong trường hợp khuẩn, nấm cao ta có thể thực hiện 2-3 lít Brocid cho 1000m3, hoàn toàn không gây sốc tôm.

BRONOL là chất thay thế cho các loại chất cấm trước đây trị nấm như: Xanh Malachite, Trifluralin, Olan,.. Và được các quốc gia nhập khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam như Mỹ, Nhật và Liên minh Châu âu khuyến dùng. Với nấm BRONOL là một chất đặc trị. Với vi khuẩn mang gam âm và mang gam dương thì BRONOL là một chất diệt và ức chế nhanh, mạnh. Mặt khác, BRONOL sau khi phát huy tác dụng, sẽ phân giải nhanh dưới các tác nhân nhiệt độ, oxy nên không tồn lưu, không ảnh hưởng đến môi trường đang xử lý, cũng như vấn đề sốc tôm. Tính tác động, làm ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi tôm (như làm chết tảo) làm thay đổi yếu tố môi trường như pH, kiềm, Ca hay Mg trong ao tôm là không có, rất thấp hoặc không đáng kể.

Sứa nướcSứa đi vào ao khi còn là trứng, có kích thước nhỏ khó thấy 

Sứa nước gây hại trực tiếp lên tôm, gây trở ngại cho quá trình phát triển và tăng trưởng của tôm. Chính vì vậy, bà con nên lưu ý kiểm tra và xử lý sứa một cách triệt để nhất có thể. 

Khi ao đã có tôm bà con nên sử dụng BROCID giúp diệt sứa, vi khuẩn, nấm an toàn và hiệu quả. Mọi chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ qua số hotline 0983 69 15 15!

Chúc bà con vụ mùa bội thu!


Tin tức liên quan

MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG AO CAO SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NHƯ THẾ NÀO
MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG AO CAO SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NHƯ THẾ NÀO

Đối với vi khuẩn có lợi, việc chúng phát triển nhanh chóng, thuận lợi ở môi trường nước ao nuôi đem lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi tôm. Ở một số ao, nếu mật độ vi khuẩn có lợi ít hoặc làm việc kém hiệu quả, người nuôi nên bổ sung thêm để giúp hỗ trợ ao nuôi ổn định, tôm phát triển khỏe mạnh hơn. 

Ngược lại, nếu vi khuẩn gây hại phát triển với mật độ dày đặc, đây là tình trạng đáng báo động cho ao nuôi cũng như sức khỏe tôm đang sinh trưởng tại ao. 

DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH GAN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH GAN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Thường xuyên theo dõi tôm mỗi ngày, quan sát biểu hiện của gan tụy là một khâu quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm tại ao nuôi. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus
ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus

Sự biến động các yếu tố thuỷ lý hoá như nhiệt độ, độ mặn, oxy, NH3, NO2, pH nước trong ao sẽ gây stress cho tôm, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của tôm và tăng tính nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh cơ hội có sẵn trong ao nuôi. Mức pH nước thấp (4,6-5) hoặc cao (9-9,5) đã làm suy giảm hệ miễn dịch trên tôm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đề kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp.

NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ GIẢI PHÁP KHI TÔM BỊ BỆNH PHÂN TRẮNG
NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ GIẢI PHÁP KHI TÔM BỊ BỆNH PHÂN TRẮNG

Cùng với một số bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính (EMS), bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng (EHP), bệnh phân trắng (WFD) được xem là một trong những bệnh nguy hiểm xảy ra phổ biến và gây thiệt hại đối với nghề nuôi tôm nước ta trong những năm gần đây (Tổng cục thủy sản, 2021). 
VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM
VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM

Vào những năm 40 của thế kỷ XX, Peniciline là kháng sinh đầu tiên được tìm và ứng dụng trong điều trị bệnh, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của nền y học thế giới. Về sau, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta dần tổng hợp được nhiều loại kháng sinh và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ngày nay, việc sử dụng phổ biến và lạm dụng quá mức kháng sinh lâu dài dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh trên nhiều loài vi khuẩn tạo nên mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe động vật và con người.

 

GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM

Cùng với sự phát triển nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt diện tích nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian ngắn làm cho công tác quản lý môi trường, dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều loại bệnh mới trong đó có bệnh EHP tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nghề nuôi tôm vì mức độ chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn cao.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng