BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM

Bệnh vi bào tử trùng do kí sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, thường xuất hiện trên các loài tôm nuôi nước lợ (tôm sú, tôm thẻ, tôm he) ở tất cả các giai đoạn. EHP kí sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ của tôm làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trọng và lột xác.

Dấu hiệu bệnh lý

Tôm nhiễm bệnh thường có dấu hiệu kém ăn, còi cọc, chậm lớn, kích cỡ không đồng đều, và dễ nhiễm các tác nhân cơ hội khác, ở giai đoạn đầu tôm bị mền vỏ, rỗng ruột, gan tụy nhạt màu và chết rải rác. Trong một số trường hợp, các cơ tôm chuyển sang màu trắng đục.

 

Phương thức lây nhiễm

Bệnh lây nhiễm theo chiều ngang (tôm ăn các loài động vật trung gian truyền bệnh, môi trường ao nuôi nhiễm bệnh, tôm ăn thịt lẫn nhau) và chiều dọc (tôm giống nhiễm bào tử EHP do bố mẹ truyền bệnh).

Hiện nay EHP vẫn chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu, vì vậy việc kiểm soát nghiêm ngặt môi trường ao nuôi, nguồn thức ăn, và lựa chọn nguồn con giống sạch bệnh là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

Cách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh

- Quản lý tôm giống

+ Xét nghiệm tôm giống bằng phương pháp PCR

+ Đảm bảo nguồn thức ăn tươi sống trong trại giống không mang mầm bệnh

- Khử trùng dụng cụ

+ Các vật dụng trong ao phải được khử trùng trước khi sử dụng

- Quản lý môi trường và chất lượng nước

+ Kiểm soát chất lượng nước, siphon đáy ao tránh nước dư thừa hữu cơ quá mức

+ Lựa chọn nguồn thức ăn có chất lượng tốt

+ Nếu nghi ngờ tôm nhiễm EHP cần đem mẫu tôm đến các cơ sở xét nghiệm để kiểm tra và có hướng giải quyết tốt nhất

+ Bổ sung men vi sinh PRO4000X giúp làm sạch nước và hạn chế mầm bệnh phát triển

 

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh EHP trên tôm để có cách phòng ngừa tốt nhất, mọi thắc mắc cần hỗ trợ bà con vui lòng liên hệ Hotline 0869 642 968

Công ty Topline kính chúc Quý bà con có những vụ nuôi thành công!


Tin tức liên quan

VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM
VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM

Vào những năm 40 của thế kỷ XX, Peniciline là kháng sinh đầu tiên được tìm và ứng dụng trong điều trị bệnh, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của nền y học thế giới. Về sau, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta dần tổng hợp được nhiều loại kháng sinh và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ngày nay, việc sử dụng phổ biến và lạm dụng quá mức kháng sinh lâu dài dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh trên nhiều loài vi khuẩn tạo nên mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe động vật và con người.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁNG THỂ LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN TÔM
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁNG THỂ LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN TÔM

Khi tôm bị nhiễm khuẩn việc điều trị bằng kháng sinh trở nên phổ biến. Việc sử dụng kháng sinh không đúng qui định gây ảnh hưởng tới sức khỏe động vật nuôi, môi trường sinh thái, tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh dẫn đến giảm hiệu quả điều trị bệnh, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và tồn lưu trong sản phẩm thủy sản. Do vậy việc sử dụng kháng thể giúp tăng cường miễn dịch kháng lại các bệnh nguy hiểm trên tôm đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao.  

BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV)
BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV)

 Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1981 ở Hawaii và nhanh chóng lây lan sang các nước châu Mỹ và châu Á làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi thu hoạch, tôm nhiễm bệnh thường có kích thước nhỏ, không đồng đều và dị hình.

BỆNH HOẠI TỬ CƠ DO VIRUS IMNV
BỆNH HOẠI TỬ CƠ DO VIRUS IMNV

Hiện nay bệnh hoại tử cơ là một trong những bệnh nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gây tỉ lệ chết cao đột ngột, thường xảy ra vào sau các thời điểm tôm bị gây sốc như hoạt động chài lưới hay sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường như độ mặn hay nhiệt độ.

Các bệnh về mang tôm (đen mang, đỏ mang, phồng nắp mang)
Các bệnh về mang tôm (đen mang, đỏ mang, phồng nắp mang)

Có nhiều nguyên nhân làm tổn thương mang tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hô hấp, gây chết tôm và làm giảm giá trị thương phẩm. Việc xác định đúng nguyên nhân là rất quan trọng để có giải pháp xử lý kịp thời hiệu quả, giúp giảm thiệt hại cho người nuôi.

NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO TÔM
NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO TÔM

Nấm đồng tiền còn có tên gọi địa phương là nấm chân chó. Loài này có đặc điểm giống như địa y (sự kết hợp giữa nấm và vi sinh vật có khả năng quang hợp). Nấm đồng tiền có mùi tanh, thường mọc ở bạt bờ ao cách mặt nước 20-30 cm, hoặc trên các thiết bị trong ao tôm.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng