CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU KHOÁNG CHO NHỮNG AO CÓ ĐỘ MẶN THẤP
Trong điều kiện nuôi tôm thâm canh mật độ dày thì những nơi có độ mặn rất thấp sẽ bị thiếu khoáng chất. Sự thiếu hụt khoáng chất trong thời gian dài sẽ làm cho tôm giảm tăng trưởng, mềm vỏ, cong thân, đục cơ, giảm tỷ lệ sống, giảm sức đề kháng với các loại mầm bệnh, khả năng chống chịu với sự biến động của môi trường giảm và cuối cùng sản lượng thu hoạch bị suy giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vụ nuôi.
Tầm quan trọng của chất khoáng
Chất khoáng là thành phần rất quan trọng trong cơ thể tôm giúp cho quá trình lột xác của tôm được dễ dàng, tôm có thể hấp thu khoáng chất qua đường tiêu hóa và trực tiếp qua mang. Do đó, sử dụng khoáng chất trực tiếp vào trong nước và bổ sung vào thức ăn để bù vào lượng khoáng mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết.
Ảnh hưởng khi độ mặn thấp
Độ mặn thích hợp để tôm sinh trưởng, phát triển tốt từ 10 – 25 ‰. Ở độ mặn này, các ion hiện diện trong nước như Mg2+, Ca2+, K+, đầy đủ, phù hợp cho nhu cầu khoáng chất cần cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng. Nước ao nuôi có độ mặn quá cao hoặc quá thấp, đều ảnh hưởng không tốt đến tôm thẻ chân trắng.
Khi độ mặn trong môi trường nước thấp <10 ‰, gây nhiều khó khăn cho quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ chân trắng. Độ mặn trong nước thấp, thường thiếu nhiều loại khoáng quan trọng như Mg2+, Ca2+, K+…, đây là những khoáng chất cần cho việc tạo vỏ của tôm.
Độ mặn thấp, thường kiềm trong nước dao động và có xu hướng thấp ≤ 100 ppm, nhiệt độ tăng cao, hoà tan oxy trong nước giảm dần. Quá trình quang hợp, hô hấp, của tảo trong ao, cũng làm biến động oxy trong ao nuôi. Khi oxy trong nước giảm, sẽ làm giới hạn trao đổi chất của tôm. pH trong môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp thường biến động liên tục, do mất cân đối giữa độ cứng và độ kiềm, thường tổng kiềm (lượng bicarbonate và cacbonat trong nước) vượt quá độ cứng của nước (lượng canxi và magiê trong nước). pH trong ao nuôi biến động sẽ gây sốc trực tiếp cho tôm, tôm khó tạo vỏ, tôm lột xác lâu cứng vỏ, tôm bị mềm vỏ.
Thường trong nước biển, tỷ lệ Na:K là 28:1, tỷ lệ Mg:Ca là 3,1:1 tôm thẻ chân trắng phát triển tốt. Tuy nhiên, trong môi trường độ mặn thấp, tỷ lệ trên thay đổi. Điều này, gây ảnh hưởng bất lợi cho tôm nuôi. Nuôi tôm trong môi trường nước có độ mặn thấp, kiềm thấp, tôm thường bị đốm đen, tính độc NO2 tăng.
Cách phòng ngừa thiếu khoáng khi nuôi ở độ mặn thấp
- Việc bổ sung muối vào môi trường nước nuôi tôm có độ mặn thấp rất cần thiết, có lợi, tuy nhiên, bà con cần tính toán giá thành sản xuất hợp lý. Việc đóng cây nước mặn, để pha vào ao nuôi tôm độ mặn thấp, bà con cần lưu ý. thường nguồn nước ngầm chứa nhiều khí độc như NH3 , H2S , CO2 , hàm lượng kim loại nặng cao, đặc biệt là Fe, oxy hoà tan thường không có, pH thấp. Vì vậy, cần xử lý qua nhiều bước như lắng, lọc, sục khí mạnh, sử dụng KMnO4 , PAC (Poly Aluminum Chloride), EDTA… để lắng tụ, hấp thu kim loại nặng trước khi sử dụng.
- Cách đơn giản hơn là bổ sung khoáng cho ăn liên tục kết hợp tạt để phòng ngừa các bệnh thiếu khoáng như vỏ mỏng, cong thân đục cơ, mềm vỏ...
Hiện nay khoáng đậm đặc BLUESEA đang được người nuôi ở những vùng có độ mặn thấp ưa chuộng vì có chứa đầy đủ các nguyên tố khoáng vi lượng và đa lượng, đặc biệt có hoạt chất tăng hấp thu giúp tôm hấp thu nhanh, dầy vỏ, vỏ bóng mượt, nhanh lột xác, nhanh lớn, giảm cong thân đục cơ hiệu quả.
Bà con quan tâm sản phẩm vui lòng liên hệ 0983 69 15 15 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bà con được mùa trúng giá!