Cách diệt nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền gây rất nhiều khó khăn cho bà con nuôi tôm, cũng rất khó trị dứt điểm nếu bà con không biết cách xử lý đúng cách. Trong bài viết hôm nay, Topline sẽ hướng dẫn bà con cách đề phòng cũng như xử lý nếu chẳng may nấm xuất hiện trong ao tôm nhé.

 

1. Nấm đồng tiền là gì

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó (do nấm phân bố giống hình dạng vết chân chó). Nấm đồng tiền là 1 loại địa y, nghĩa là sự cộng sinh giữa nấm và 1 sinh vật có khả năng quang hợp (tảo). Vậy nói chính xác, nấm đồng tiền là 1 loài kết hợp giữa nấm và tảo. Các sợi nấm trong quần thể nấm đồng tiền làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng cho tảo. Tảo dùng những chất đó quang hợp và tạo ra chất dinh dưỡng để nuôi sống quần thể cộng sinh.

 

 

2. Cách nhận dạng nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền có hình dạng như những lớp vảy, những cành cây phân nhánh hoặc có khi giống những búi sợi. Ban đầu, nấm có kích thước rất nhỏ, nhưng thường phát triển và tăng trưởng rất nhanh. Các bào từ nấm bám chặt vào bạt ao nuôi, vỉ oxy đáy, nhá cho ăn, các đường ống và thiết bị trong ao nuôi. 

Nấm có mùi tanh nên rất hấp dẫn với tôm, nấm đồng tiền phát triển mạnh khi ao nuôi tôm có nhiều cặn bẩn, thức ăn dư thừa, ao có độ mặn cao.

 

3. Tác hại của nấm đồng tiền trong ao tôm

Khi tôm ăn phải nấm, các bào tử nấm này sẽ tiết độc tố làm tôm mắc bệnh đường ruột, gặp khó khăn khi tiêu hóa thức ăn, lỏng ruột bỏ ăn,… dẫn đến tôm bị ốp, bộp thân, chậm lớn, còi cọc và có thể rớt đáy.

Đồng thời, các quần thể nấm đồng tiền bám vào ao nuôi là nơi trú ngụ của rất nhiều vi sinh vật gây bệnh cho tôm như vi khuẩn Vibrio, nguyên sinh động vật, kí sinh trùng.

4. Cách xử lý khi ao tôm nhiễm nấm đồng tiền

* Khi cải tạo đầu vụ nuôi

Đối với các ao bạt: dùng vôi sống (vôi nung) CaO hòa cùng với nước thành dung dịch lỏng đậm đặc, quét lên bề mặt bạt và các vật dụng trong ao.

Đối với ao phủ bạt bờ và ao đất, cần giữ ẩm mặt đáy ao và rắc vôi nóng dày trên bề mặt đáy ao với liều lượng từ 700-800kg/1.000 m2.

Phơi ao 2 đến 3 ngày, sau đó tiến hành xịt rửa và vệ sinh lại ao.

Tất cả các vật dụng và thiết bị của ao cần được khử trùng bằng các dung dịch như Chlorine, BKC…

* Khi ao có tôm bị nhiễm nấm đồng tiền

Khi trong ao đang có tôm, tuyệt đối không chà bạt, tẩy nấm, vì khi đó sẽ vô tình làm các bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải.

- Giảm bớt thức ăn cho tôm

- Tăng cường sử dụng vitamin C chống sốc và tăng đề kháng cho tôm

- Bổ sung liên tục Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho tôm, bảo vệ đường ruột tôm.

- Xử lý nước ao tôm bằng sản phẩm Super Clear với liều lượng:

  • Khi nấm nhớt mới xuất hiện trong ao nuôi: 1 lít Super Clear/ 1.000m3 nước, sau 3 - 4 ngày nấm, nhớt sẽ bong tróc.

  • Khi nấm nhớt xuất hiện dày đặc trong ao nuôi: 1 lít Super Clear/1.000m3 nước, sau 4 - 5 ngày lặp lại liều trên.

Lưu ý: Hòa với nước sạch tạt đều khắp ao. Nên sử dụng sản phẩm lúc 9 -10h sáng. Sản phẩm rất an toàn không gây sốc cho tôm. Có thể tăng liều sử dụng khi nấm phát triển nhiều.

Trên đây là các phương pháp xử lý nấm đồng tiền trong ao tôm, bà con vui lòng liên hệ hotline 0911 383 533 để biết thêm chi tiết về sản phẩm Super Clear tiêu diệt nấm đồng tiền trên tôm. Chúc bà con trúng vụ được giá.


Tin tức liên quan

CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM
CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM

pH là yếu tố môi trường khiến tôm nhạy cảm nhất. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. pH cao hay thấp kéo dài đều làm tôm chậm tăng trưởng, chậm lột xác, stress, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, mất cân bằng áp suất thẩm thấu, suy giảm miễn dịch và dễ nhiễm bệnh.

VÌ SAO TÔM CHẾT SAU MƯA, LÝ DO VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
VÌ SAO TÔM CHẾT SAU MƯA, LÝ DO VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Thường sau những trận mưa lớn, tôm nuôi rất dễ chết bất thường, nhất là vào thời điểm mùa mưa kéo dài (từ tháng 5 đến tháng 11). Vấn đề này làm cho không ít nông dân phải đau đầu vì không tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Với mục đích mang đến cho bà con những kinh nghiệm bổ ích để kịp thời phòng, trị và có một mùa vụ thành công, chúng tôi xin phép được giải đáp lý do vì sao tôm thường chết đột ngột sau mưa và đưa ra cách khắc phục cho hiện tượng này. 

GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM

Cùng với sự phát triển nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt diện tích nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian ngắn làm cho công tác quản lý môi trường, dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều loại bệnh mới trong đó có bệnh EHP tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nghề nuôi tôm vì mức độ chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn cao.

Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả
Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả

Độ kiềm là chỉ số quan trọng có ảnh hưởng đến hệ đệm trong nước, quá trình lột xác và tốc độ đăng trưởng của tôm. Vì vậy việc quản lý độ kiềm trong ngưỡng thích hợp là rất quan trọng giúp tôm phát triển tốt, nâng cao nâng suất thu hoạch.

MỘT SỐ LOÀI TẢO VÀ CÁCH KIỂM SOÁT TẢO TRONG AO NUÔI TÔM
MỘT SỐ LOÀI TẢO VÀ CÁCH KIỂM SOÁT TẢO TRONG AO NUÔI TÔM

 

Tảo là một nhóm thực vật lớn và đa dạng, có dạng đơn bào hoặc đa bào, chủ yếu sống tự dưỡng, quang hợp nhờ ánh sáng mặt trời và CO2 . Trong môi trường thủy vực, tảo đóng vai trò là mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên và là nguồn cung cấp oxi chủ yếu nhất cho các động vật thủy sinh sinh sống.

BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV)
BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV)

 Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1981 ở Hawaii và nhanh chóng lây lan sang các nước châu Mỹ và châu Á làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi thu hoạch, tôm nhiễm bệnh thường có kích thước nhỏ, không đồng đều và dị hình.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng