KHOÁNG CHẤT TRONG AO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Tôm thẻ chân trắng được nuôi truyền thống ở các vùng nước ven biển hoặc cửa sông, với độ mặn dao động từ 15-40 ppt. Hiện nay với điều kiện nuôi thâm canh hóa, tôm thẻ chân trắng dần được nuôi nhiều với độ mặn thấp hơn từ 0-10 ppt. Tuy nhiên việc nuôi ở độ mặn thấp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng khoáng tự nhiên nên việc bổ sung khoáng trong quá trình nuôi là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

Khoáng là một nhóm chất rất cần thiết cho tôm, hiện nay khoáng được các chuyên gia chia thành hai loại: khoáng vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn,...) và khoáng đa lượng (Ca, Mg, K, P,...). Trong đó, mỗi khoáng chất khác nhau sẽ có vai trò khác nhau.

Đối với tôm, khoáng chất đóng vai trò hình thành vỏ, cân bằng áp suất thẩm thấu. Khoáng là thành phần tạo nên cấu trúc của các mô, truyền xung động thần kinh và co cơ. Ngoài ra khoáng là thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, kích thích tố, sắc tố, chất xúc tác và hoạt hóa các enzyme.

Vỏ tôm được tạo thành chủ yếu từ Can, Mg, P,... Trong môi trường nước có độ mặn cao thì nhu cầu về khoáng một phần được đáp ứng, ở những ao nuôi có độ mặn thấp từ 0-5 ppt thì hàm lượng khoáng tự nhiên rất thấp, vì vậy cần bổ sung thêm khoáng từ bên ngoài. Tôm có thể hấp thu khoáng qua hai cách: Hấp thu trực tiếp từ nước và qua đường trộn cho ăn. Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, sự chênh lệch áp suất thẩm thấu sẽ gây khó khăn trong việc hấp thu khoáng hòa tan trong môi trường nước. Trường hợp này cần bổ sung khoáng vào k hẩu phần ăn cho tôm.

Trong nước nuôi tôm tỉ lệ Na:K phải đạt 28:1, Mg:Ca là 3,4:1 và Ca:K là 1:1. Tỉ lệ này không phù hợp sẽ dẫn đến căng thẳng về áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của khoáng chất đối với những ao tôm vùng nước lợ, ngọt, công ty TNHH XNK nguyên liệu Topline nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm khoáng tạt tinh chất với hàm lượng khoáng đa vi lượng đậm đặc MINERAL. Giúp cung cấp những khoáng chất thiết yếu cho tôm, cải thiện tốc độ tăng trưởng, phòng ngừa hiệu quả bệnh cong thân đục cơ, giúp tôm lột xác mau cứng vỏ, đặc biệt phù hợp cho những ao nuôi có độ mặn thấp.

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bà con hiểu rõ hơn và biết cách bổ sung khoáng chất  trong ao đúng cách, mọi thắc mắc cần hỗ trợ bà con vui lòng liên hệ Hotline 0869 642 968

Công ty Topline kính chúc Quý bà con có những vụ nuôi thành công!

 


Tin tức liên quan

NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt... các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây các bệnh về gan và đường ruột, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây tổng hợp các biện pháp cắt tảo, mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng, tùy tình trạng mỗi ao mà bà con có thể chọn phương pháp cắt tảo cho phù hợp.

CÁCH CẢI TẠO AO TRƯỚC KHI THẢ GIÚP TIÊU DIỆT EHP HIỆU QUẢ
CÁCH CẢI TẠO AO TRƯỚC KHI THẢ GIÚP TIÊU DIỆT EHP HIỆU QUẢ

EHP là một trong những mối đe dọa lớn đối với ngành nuôi tôm nước ta hiện nay làm cho tôm chậm lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Khi EHP xâm nhập vào ao nuôi, nó rất khó tiêu diệt vì vậy việc cải tạo ao nuôi ban đầu để tránh tái nhiễm là rất quan trọng.

VÌ SAO TÔM CHẾT SAU MƯA, LÝ DO VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
VÌ SAO TÔM CHẾT SAU MƯA, LÝ DO VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Thường sau những trận mưa lớn, tôm nuôi rất dễ chết bất thường, nhất là vào thời điểm mùa mưa kéo dài (từ tháng 5 đến tháng 11). Vấn đề này làm cho không ít nông dân phải đau đầu vì không tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Với mục đích mang đến cho bà con những kinh nghiệm bổ ích để kịp thời phòng, trị và có một mùa vụ thành công, chúng tôi xin phép được giải đáp lý do vì sao tôm thường chết đột ngột sau mưa và đưa ra cách khắc phục cho hiện tượng này. 

GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM

Cùng với sự phát triển nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt diện tích nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian ngắn làm cho công tác quản lý môi trường, dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều loại bệnh mới trong đó có bệnh EHP tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nghề nuôi tôm vì mức độ chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn cao.

CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM
CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM

pH là yếu tố môi trường khiến tôm nhạy cảm nhất. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. pH cao hay thấp kéo dài đều làm tôm chậm tăng trưởng, chậm lột xác, stress, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, mất cân bằng áp suất thẩm thấu, suy giảm miễn dịch và dễ nhiễm bệnh.

MỘT SỐ LOÀI TẢO VÀ CÁCH KIỂM SOÁT TẢO TRONG AO NUÔI TÔM
MỘT SỐ LOÀI TẢO VÀ CÁCH KIỂM SOÁT TẢO TRONG AO NUÔI TÔM

 

Tảo là một nhóm thực vật lớn và đa dạng, có dạng đơn bào hoặc đa bào, chủ yếu sống tự dưỡng, quang hợp nhờ ánh sáng mặt trời và CO2 . Trong môi trường thủy vực, tảo đóng vai trò là mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên và là nguồn cung cấp oxi chủ yếu nhất cho các động vật thủy sinh sinh sống.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng