GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ THAY THẾ KHÁNG SINH VÀ HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN

Việc sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm mang lại một số lợi ích trong việc kiểm soát và điều trị các bệnh lý nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây ra một số vấn đề tiềm ẩn và hậu quả nghiêm trọng đến vụ nuôi. Vì vậy việc tìm ra giải pháp thay thế kháng sinh là rất cần thiết.

Trong bốn thập kỷ qua, ngành nuôi trồng thủy sản đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, ô nhiễm hữu cơ và dịch bệnh đã trở thành một vấn đề cấp bách. Kháng sinh đã được sử dụng như một chiến lược kiểm soát bệnh truyền thống để hạn chế bệnh do vi khuẩn.

Tuy nhiên, chi phí cho sử dụng kháng sinh trong việc phòng trị rất cao, sử dụng trong thời gian dài tăng khả năng kháng thuốc gây khó khăn trong việc trị bệnh, kháng sinh tồn dư trong tôm khiến vụ nuôi mất giá và sản phẩm tôm không an toàn cho người tiêu dùng, sử dụng kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong môi trường ao nuôi.

Để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản, cần có các chiến lược mới để kiểm soát các chất ô nhiễm và nhiễm khuẩn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng probiotic thay thế kháng sinh giúp nuôi trồng thủy sản bền vững (Hossainet al. 2017, trích dẫn bởi Zhou et al. 2018).

Probiotic có thể tăng cường khả năng chịu stress và đáp ứng miễn dịch, cũng như cải thiện tiêu hóa thức ăn và chất lượng nước ao trong nuôi trồng thủy sản. Các cơ chế của Probiotic bao gồm sản xuất các hợp chất đối kháng ức chế mầm bệnh, cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh về các chất dinh dưỡng thiết yếu, năng lượng và các vị trí gắn kết, kích thích hệ thống miễn dịch của vật chủ và cải thiện chất lượng nước.

Hiện nay đã có men sống LACTOZYME là giải pháp đột phá đối phó với các bệnh nhiễm khuẩn trên tôm, cá, thay thế cho kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn.

Men sống LACTOZYME chứa hàng tỉ lợi khuẩn Bacillus spp có hoạt lực mạnh, tác dụng nhanh, đối kháng mạnh với vi khuẩn vibrio parahaemolyticus, ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn vibrio từ đó phòng ngừa hiệu quả các bệnh teo gan trống ruột, phân lỏng, phân đứt khúc, phân trắng.

Đồng thời cũng tăng cường hệ vi sinh có lợi, giúp phục hồi và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nong to đường ruột, giúp tôm ăn nhiều phát triển nhanh, giảm hệ số thức ăn cho vụ nuôi.

Lợi ích từ việc sử dụng men sống LACTOZYME:

An Toàn và Bền vững: LACTOZYME là giải pháp an toàn, thân thiện với môi trường và không tạo ra kháng sinh dư thừa trong tôm nuôi.

Giảm Chi Phí và Tăng Hiệu Quả: Giúp giảm chi phí sử dụng kháng sinh, đồng thời tăng cường hiệu quả, mang lại năng suất cao cho vụ nuôi.

Sức Khỏe Tốt Hơn cho Tôm: Tôm phát triển mạnh mẽ, khỏe mạnh và có sức đề kháng cao.

Men sống đậm đặc thế hệ mới Lactozyme

Hiện nay dịch TPD xảy ra nhiều nơi tôm mới thả dưới 15 ngày chết rất nhiều, vì vậy trước khi thả nuôi bà con cần tạt men sống Lactozyme liều 1L/1000m3 nước, trong quá trình nuôi mình kết hợp vừa cho ăn và tạt định kỳ để ức chế và kiểm soát khuẩn vibrio parahaemolyticus giúp phòng ngừa bệnh TPD đây cũng là sản phẩm rất cần thiết cho trại giống lúc này.

Bà con cần hỗ trợ hoặc đặt hàng vui lòng liên hệ hotline 0983 69 15 15 để được tư vấn!

Chúc quý bà con vụ mùa thành công!


Tin tức liên quan

TÁC NHÂN GÂY BỆNH MỜ ĐỤC TRÊN ẤU TRÙNG TÔM (TPD) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
TÁC NHÂN GÂY BỆNH MỜ ĐỤC TRÊN ẤU TRÙNG TÔM (TPD) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (Translucent Post-Larva Disease-TPD) là một bệnh mới xuất hiện ở tôm nuôi, được phát hiện lần đầu tiên ở các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Trung Quốc hiện tại xuất hiện nhiều ở các trại giống miền trung gây nguy hiểm nặng cho các trại sản xuất.

Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả
Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả

Độ kiềm là chỉ số quan trọng có ảnh hưởng đến hệ đệm trong nước, quá trình lột xác và tốc độ đăng trưởng của tôm. Vì vậy việc quản lý độ kiềm trong ngưỡng thích hợp là rất quan trọng giúp tôm phát triển tốt, nâng cao nâng suất thu hoạch.

Cách diệt nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm
Cách diệt nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền gây rất nhiều khó khăn cho bà con nuôi tôm, cũng rất khó trị dứt điểm nếu bà con không biết cách xử lý đúng cách. Trong bài viết hôm nay, Topline sẽ hướng dẫn bà con cách đề phòng cũng như xử lý nếu chẳng may nấm xuất hiện trong ao tôm nhé.

CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM
CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM

Tôm bị đóng rong, đóng nhớt là một trong những hiện tượng khá phổ biến tại Việt Nam. Khi môi trường nước nuôi ô nhiễm và không được xử lý thường xuyên, sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân như protozoan (động vật nguyên sinh), tảo, ký sinh trùng, vi khuẩn,… gây bệnh. Theo dõi để phát hiện kịp thời và đưa ra cách xử lý thích hợp sẽ giúp tôm khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế của người nuôi.

VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG
VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG

Bài viết này mô tả thể Vermiform. Đây là một “vật thể” lạ được tìm thấy nhiều trong gan tụy tôm bị phân trắng. Bề ngoài vermiform nhỏ, thấy được qua kính hiển vi bao gồm nhiều màng mỏng độc lập kết hợp lại với nhau thành một thể liền mạch. Vậy đây có phải là một mầm bệnh thực thụ trên tôm như virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng không?

Các bệnh về mang tôm (đen mang, đỏ mang, phồng nắp mang)
Các bệnh về mang tôm (đen mang, đỏ mang, phồng nắp mang)

Có nhiều nguyên nhân làm tổn thương mang tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hô hấp, gây chết tôm và làm giảm giá trị thương phẩm. Việc xác định đúng nguyên nhân là rất quan trọng để có giải pháp xử lý kịp thời hiệu quả, giúp giảm thiệt hại cho người nuôi.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng