Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh đốm đen có thể gây tỷ lệ chết cao cho tôm, tôm còn lại thường bị thẹo, xấu và bị giảm giá trị khi thu hoạch. Vì vậy việc phòng bệnh và sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao

1. Tác nhân gây bệnh

Vi khuẩn các nhóm Vibrio, Aeromonas, Flavobacterium và Pseudomonas cùng gây bệnh. Các vi khuẩn này có khả năng tiết nhiều loại men làm ăn mòn vỏ và biểu mô tôm.

Các yếu tố khác như môi trường dơ bẩn, tôm bị sốc, bị thương tích, mật độ dày, chăm sóc quản lý kém là nguyên nhân đầu tiên cho bệnh phát sinh.

Tôm đang bị đốm đen

2. Dấu hiệu bệnh lý

- Vỏ giáp, phụ bộ và mang tôm có những đốm hay mãng nâu hay đen, đơn độc hay tạo thành đám rộng.

- Dưới vỏ xuất hiện những vết phồng chứa dịch keo nhờn, khi bệnh nặng vỏ bị ăn mòn, lở loét đến lớp dưới biểu bì.

- Các phụ bộ như râu, chân, càng, chủy cũng bị ăn mòn và có những vết đen ở ngọn.

- Những vết lở loét tạo cơ hội cho các mầm bệnh khác tấn công như vi khuẩn dạng sợi, nấm, nguyên sinh động vật hoặc tảo làm bệnh càng thêm trầm trọng.

- Bệnh lây lan nhanh và có thể nhiễm bệnh 100% số lượng tôm. Tôm nhiễm bệnh sẽ kém ăn, bơi lờ đờ, mất thăng bằng, khó lột xác và thường bị dính vào vỏ cũ khi lột gây nên hiện tượng mất phụ bộ, dị tật hay có thể bị chết. Nếu tôm bị bệnh nhẹ sau khi lột lớp vỏ cũ và thay vỏ mới tôm có thể trở lại bình thường, nếu bệnh nặng sẽ để lại vết thương trên vỏ mới.

- Tôm nhiễm bệnh cũng trở nên mẫn cảm với sốc môi trường, dễ ăn nhau. 

3. Phòng bệnh:

- Giữ môi trường nuôi tốt, đầy đủ dinh dưỡng.

- Tránh gây sốc hay thương tích cho tôm

- Tránh nuôi mật độ quá dày.

- Định kỳ kiểm tra mật độ khuẩn trong ao bằng đĩa TCBS để quản lý khuẩn trong mức an toàn

- Bổ sung Aqua Vital vào thức ăn để cung cấp chất điện giải, khoáng, vitamin giúp tôm hấp thu nhanh, điều hòa áp suất thẩm thấu, tăng cường đề kháng và sức khỏe vượt qua các bệnh

- Định kỳ bổ sung men vi sinh POND CLEAR hoặc PRO4000X Plus nhằm xử lý bùn đáy ao, sạch nhớt bạt, nhớt nhá, lợn cợn, giữ môi trường ao nuôi ổn định, khống chế khuẩn, khí độc và tác nhân gây hại.

4. Trị bệnh đốm đen:

- Xử lý bằng VIKON GOLD 1kg/1000m3 nước lúc 19h tối, đây là thuốc diệt khuẩn phổ rộng, diệt các loài vi khuẩn, virus, nấm, ngoại ký sinh gây bệnh nhưng không gây sốc cho tôm, tôm >20 ngày tuổi sử dụng an toàn.

- Kết hợp tạt khoáng AZOMIX 10kg/2000-3.000m3 giúp kích lột vỏ đang bị đốm đen và nhanh cứng vỏ mới.

- Sau 36 giờ cấy men vi sinh Pond Clear liều 1gói cho 2.000m3 hoặc PRO4000X Plus 6 viên/1.000m3 giúp vi sinh có lợi chiếm ưu thế trong ao.

* Trường hợp tôm lớn size dưới 100 con/kg bị đốm đen có thể xử lý bằng thuốc tím liều 1- 2kg/1000m3, lúc 10h sáng. 19h tối xử lý VIKON GOLD 1kg/1000m3 nước. Kết hợp tạt khoáng AZOMIX 10kg/2.000-3.000m3. Sau 4 ngày lặp lại lần 2. 

Với cách xử lý trên sẽ giúp bà con giải quyết được bệnh đốm đen hiệu quả, không bị ép giá khi thu hoạch. Cần tư vấn chi tiết bà con liên hệ số hotline 0983 69 15 15 để được hỗ trợ kịp thời.

Chúc quý bà con được mùa được giá!


Tin tức liên quan

CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU KHOÁNG CHO NHỮNG AO CÓ ĐỘ MẶN THẤP
CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU KHOÁNG CHO NHỮNG AO CÓ ĐỘ MẶN THẤP

Trong điều kiện nuôi tôm thâm canh mật độ dày thì những nơi có độ mặn rất thấp sẽ bị thiếu khoáng chất. Sự thiếu hụt khoáng chất trong thời gian dài sẽ làm cho tôm giảm tăng trưởng, mềm vỏ, cong thân, đục cơ, giảm tỷ lệ sống, giảm sức đề kháng với các loại mầm bệnh, khả năng chống chịu với sự biến động của môi trường giảm và cuối cùng sản lượng thu hoạch bị suy giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vụ nuôi. 

DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG, ĐIỀU TRỊ KHI TÔM BỊ HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (AHPNS)
DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG, ĐIỀU TRỊ KHI TÔM BỊ HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (AHPNS)

Sự xuất hiện của dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) hay còn gọi là Hội chứng chết sớm (EMS) từ đầu năm 2011 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm trong toàn vùng với thiệt hại hơn 98.000ha và hơn 46.000ha diện tích nuôi tôm trong năm 2012 tập trung ở một số tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang (Tổng cục Thủy sản, 2013).

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG AO TÔM MÙA MƯA
CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG AO TÔM MÙA MƯA

Mùa mưa, thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến nhiều yếu tố môi trường trong ao nuôi như độ mặn, pH, oxy hòa tan, nhiệt độ,.. thay đổi bất thường, sự biến động này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Vì vậy bà con nuôi tôm cần nắm rõ những vấn đề thường gặp trong ao để chủ động quản lý được tốt hơn.

BỆNH HOẠI TỬ CƠ DO VIRUS IMNV
BỆNH HOẠI TỬ CƠ DO VIRUS IMNV

Hiện nay bệnh hoại tử cơ là một trong những bệnh nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gây tỉ lệ chết cao đột ngột, thường xảy ra vào sau các thời điểm tôm bị gây sốc như hoạt động chài lưới hay sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường như độ mặn hay nhiệt độ.

KHÍ ĐỘC NO2 TRONG AO TÔM
KHÍ ĐỘC NO2 TRONG AO TÔM

Nguồn gốc NO2 trong ao tôm

Trong quá trình tiêu thụ thức ăn, tôm chỉ hấp thu được khoảng 25% lượng đạm có trong thức ăn, khoảng 75% còn lại sẽ được bài tiết qua phân. Cùng với lượng đạm có trong thức ăn dư thừa, xác tảo, xác tôm chết phân hủy hoặc từ nguồn nước cấp vào. Lượng đạm này trong ao tôm sẽ được chuyển hóa thành NH3/NH4 NO2 là sản phẩm trung gian của quá trình nitrat hóa (là quá trình chuyển hóa NH3 thành NO3).

VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG
VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG

Bài viết này mô tả thể Vermiform. Đây là một “vật thể” lạ được tìm thấy nhiều trong gan tụy tôm bị phân trắng. Bề ngoài vermiform nhỏ, thấy được qua kính hiển vi bao gồm nhiều màng mỏng độc lập kết hợp lại với nhau thành một thể liền mạch. Vậy đây có phải là một mầm bệnh thực thụ trên tôm như virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng không?


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng