KHẮC PHỤC BỆNH CONG THÂN, ĐỤC CƠ TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Là một trong những hiện tượng thường gặp khi nuôi tôm, có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra bệnh cong thân, đục cơ ở tôm thẻ chân trắng. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Qua bài viết này, chúng tôi muốn đem đến cho quý bà con những giải pháp khắc phục tối ưu và chỉ rõ lý do của bệnh cong thân, đục cơ trên tôm thẻ.

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH CONG THÂN, ĐỤC CƠ Ở TÔM THẺ

1. Cong thân, đục cơ vì thiếu khoáng

Ngoài tự nhiên, tôm vốn sống ở môi trường nước mặn, có hàm lượng khoáng chất cao, đặc biệt đối với những loài giáp xác vỏ cứng như tôm, cua,.. Thành phần khoáng có sẵn trong thức ăn đôi khi là chưa đủ với nhu cầu sử dụng của chúng.

Cách khắc phục:

- Bổ sung khoáng tạt (Canxi, Magie, Kali,…) cho ao, tùy tuổi tôm và mật độ thả: 1-2kg/1.000m3. Tạt vào chiều mát, định kỳ 3-7 ngày/lần

- Có thể kết hợp với khoáng cho ăn để tăng thêm hiệu quả: 2-3g hoặc 2-3mL/kg thức ăn, dùng 2-3 ngày/lần

 

Bệnh cong thân, đục cơ có thể gặp ở nhiều loài tôm, từ giai đoạn tôm giống đến trưởng thành

2. Cong thân, đục cơ vì virus, ký sinh trùng

Cong thân, đục cơ vì virus, ký sinh trùng

- Loài gây bệnh: virus IMNV hoặc do vi bào tử trùng (EHP) ký sinh trên tôm

- Giai đoạn tôm bệnh: tôm từ 45 ngày tuổi trở lên

- Triệu chứng: ban đầu tôm có màu trắng đục ở phần đuôi, về sau lan rộng dần lên cơ thể. Lúc trở nặng dẫn đến hoại tử và đỏ cơ.

Cách khắc phục:

- Cải tạo ao kỹ lưỡng đầu và cuối vụ nuôi

- Sử dụng men vi sinh định kỳ để nước nuôi không bị ô nhiễm và giảm mầm bệnh

- Khử trùng để ức chế virus và khuẩn hại trong ao

 

Phần cơ của tôm bị bệnh cong thân, đục cơ sẽ chuyển thành màu trắng đục, hoặc trắng pha với đỏ hồng

3. Cong thân, đục cơ vì các tác động môi trường

- Gặp nhiệt độ cao

Ban ngày, khi kiểm tra sức ăn của tôm trong nhá (sàn, vó), tôm búng rất mạnh và nhảy lên, gặp nắng nóng, một số con sẽ bị cong thân, phần cơ dần đục lại. Lúc thả về ao nuôi, chúng sẽ chết do không tự duỗi thẳng được.

Cách khắc phục: tránh kiểm tra tôm bằng chài, nhá khi trời đang nắng nóng

- Sốc do chuyển ao

Trong quá trình kéo lưới bắt tôm để chuyển ao hay thu tỉa, một số tôm sẽ bị đục cơ (trắng đục, đôi khi pha lẫn với đỏ hồng) do sốc và thường sẽ chết đi. Nếu bị nhẹ thì cũng cần vài ngày mới hồi phục màu lại như thường.

Cách khắc phục: Theo dõi sức khỏe và đảm bảo tôm khỏe mạnh trước khi muốn chuyển qua ao mới. Nước dùng vận chuyển tôm phải có hàm lượng oxy cao (khoảng 5mg/L) và nhiệt độ từ 24-25°C

- Hàm lượng oxy thấp

Oxy hòa tan là một trong những yếu tố quan trọng giúp tôm phát triển và tăng trưởng, đặc biệt đối với ao nuôi có mật độ cao. Hàm lượng oxy trong ao thấp sẽ gây stress tôm, làm cơ thể tôm chuyển thành trắng đục.

Cách khắc phục: Lắp đặt các dàn quạt khí đủ số lượng và chọn vị trí hợp lý để tạo dòng chảy gom chất thải vào giữa ao, tiện cho việc siphon, cũng như đảm bảo oxy được khuếch tán khắp cả ao. Hàm lượng oxy phải trên 4mg/L.

- Tắt quạt khí đột ngột

Việc tắt tất cả quạt khí bất thình lình rồi mở lại sẽ làm tôm giật mình, búng lên mặt nước. Một số con sẽ bị cong thân và chuyển thành đục cơ. Hiện tượng này thường xảy ra vào lúc nhiệt độ cao và ao có màu nâu đỏ (do tảo giáp nhiều), khiến tôm bị yếu.

 

Đối với bệnh cong thân, đục cơ ở tôm thẻ chân trắng thì cách tốt nhất vẫn là phòng ngừa trước khi bệnh xuất hiện. Bà con nên bổ sung đủ dinh dưỡng, khoáng chất, cũng như cải tạo ao tốt và duy trì các thông số môi trường ổn định.

 

 

 


Tin tức liên quan

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH TPD TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Polyhexamethylene biguanide (PHMB), Lactozyme có thể được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa để kiểm soát bệnh TPD sớm trong nuôi tôm.
Các bệnh về mang tôm (đen mang, đỏ mang, phồng nắp mang)
Các bệnh về mang tôm (đen mang, đỏ mang, phồng nắp mang)

Có nhiều nguyên nhân làm tổn thương mang tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hô hấp, gây chết tôm và làm giảm giá trị thương phẩm. Việc xác định đúng nguyên nhân là rất quan trọng để có giải pháp xử lý kịp thời hiệu quả, giúp giảm thiệt hại cho người nuôi.
VÌ SAO TÔM CHẾT SAU MƯA, LÝ DO VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
VÌ SAO TÔM CHẾT SAU MƯA, LÝ DO VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Thường sau những trận mưa lớn, tôm nuôi rất dễ chết bất thường, nhất là vào thời điểm mùa mưa kéo dài (từ tháng 5 đến tháng 11). Vấn đề này làm cho không ít nông dân phải đau đầu vì không tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Với mục đích mang đến cho bà con những kinh nghiệm bổ ích để kịp thời phòng, trị và có một mùa vụ thành công, chúng tôi xin phép được giải đáp lý do vì sao tôm thường chết đột ngột sau mưa và đưa ra cách khắc phục cho hiện tượng này. 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM

Tôm sinh trưởng bằng cách thay vỏ giáp cứng bằng vỏ giáp mới lớn hơn. Đây được gọi là quá trình lột xác của tôm. Vậy người nuôi cần chú ý những điều gì để có thể hỗ trợ tôm lột xác nhanh chóng, ít hao hụt nhất?
BỆNH HOẠI TỬ CƠ DO VIRUS IMNV
BỆNH HOẠI TỬ CƠ DO VIRUS IMNV

Hiện nay bệnh hoại tử cơ là một trong những bệnh nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gây tỉ lệ chết cao đột ngột, thường xảy ra vào sau các thời điểm tôm bị gây sốc như hoạt động chài lưới hay sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường như độ mặn hay nhiệt độ.
CÁCH SỬ DỤNG VI SINH HIỆU QUẢ TRONG NUÔI TÔM
CÁCH SỬ DỤNG VI SINH HIỆU QUẢ TRONG NUÔI TÔM

Vi sinh có vai trò cực kỳ quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi, ở cả giai đoạn giống và giai đoạn nuôi thương. Hoạt động của vi sinh chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc duy trì chất lượng nước và kiểm soát dịch bệnh.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng