XỬ LÝ CHẤT LƠ LỮNG, LỢN CỢN TRONG AO TÔM HIỆU QUẢ
Hiện tượng nước ao nuôi xuất hiện các chất lơ lửng, lợn cợn làm cho nước bị đục so với bình thường ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và sự phát triển của tôm rất nhiều. Dưới đây là các nguyên nhân và các giải pháp thích hợp nhất để cải thiện hiệu quả vấn đề nước ao bị lợn cợn.
Lợn cợn trong ao nuôi khiến nước bị đục
Nguyên nhân hình thành chất lơ lững, lợn cợn?
Đầu tiên, khi phát hiện ao nuôi có các chất lơ lửng, lợn cợn bà con cần xác định rõ các nguyên nhân gây nên trước. Một số nguyên nhân chính là do:
- Khi thức ăn dư thừa, ngoài việc làm cho khí độc NH3 và NO2 tăng cao thì nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra lợn cợn trong ao tôm.
- Phân tôm nhiều kết hợp với việc siphon thay nước ao nuôi không kỹ lưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng lợn cợn trong ao tôm trở nên nghiêm trọng.
- Tảo trong ao tôm phát triển quá mức cũng có thể gây ra tình trạng lợn cợn do xác tảo tàn.
- Đối với ao đất (không có bạt bờ) sẽ dễ bị dòng chảy của nước hoặc những cơn mưa làm cho đất bờ ao bị rửa trôi, gây ra tình trạng nước đục và lợn cợn trong ao tôm.
- Việc xử lý nước cấp nhanh, không qua ao lắng hoặc quá trình cấp nước không qua túi lọc sẽ dễ gây ra tình trạng lợn cợn do chất hữu cơ, phù sa trong ao tôm.
Ảnh hưởng của lợn cợn đối với tôm
Khi các chất này xuất hiện trong ao sẽ gây hại cho tôm qua các yếu tố sau:
Khí độc tích tụ trong ao
Các chất rắn hữu cơ lơ lửng trong ao tôm gia tăng sẽ khiến cho nồng độ khí NH3, NO2 và H2S trong ao tăng cao. Trong đó:
Lượng oxy hòa tan giảm
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước đóng một vai trò cực kỳ quan trọng giúp tôm hô hấp khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên sự có mặt của các chất lơ lửng sẽ gây nhiều bất lợi cho việc này.
Tảo độc có cơ hội phát triển
Không chỉ gây tích tụ khí độc, sự xuất hiện dày đặc của các chất rắn hữu cơ lơ lửng còn tạo điều kiện lý tưởng cho các loài tảo độc phát triển. Những loại tảo lam sẽ phát triển cạnh tranh và dần thay thế cho các loại tảo có lợi như tảo silic. Từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường nước ao nuôi và ảnh hưởng tới sức khỏe tôm.
Tôm dễ mắc bệnh
Tôm có thể mắc các bệnh đen mang, teo mang,… nếu chất thải lơ lửng quá nhiều khiến chất lượng nước giảm. Nếu lúc này bà con vẫn không có giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả, những con tôm bị bệnh sẽ bỏ ăn hàng loạt, yếu dần rồi chết đi, dẫn tới một vụ nuôi không thành công.
Tôm có thể mắc các bệnh đen mang do đáy ao dơ
Xử lý lợn cợn do phù sa trong ao
Các lợn cợn do nước phù sa là tính đặc trưng của các ao nuôi khu vực miền Tây. Tuy nhiên, bà con không cần quá lo ngại vì chúng cũng chỉ là các chất cặn lơ lửng như do các nguyên nhân khác. Các biện pháp xử lý dưới đây đều có thể giải quyết chúng.
Sử dụng bạt cho ao nuôi
Đối với một số hộ nuôi có điều kiện nên sử dụng ao lót bạt hoặc lót bạt bờ, vì mưa đột ngột hay mưa nhiều sẽ làm đất rửa trôi xuống ao gây lợn cợn cho ao.
Trường hợp nước ao nuôi bị đục, đầu tiên cần xác định nước đục vô cơ hay hữu cơ để có biện pháp xử lý phù hợp, xác định bằng cách lấy mẫu nước dưới ao cho vào xô hoặc bình thủy sinh, để yên sau 1 tuần nếu nước vẫn đục là do các hạt đất sét lơ lửng, nếu có lớp cặn lắng tụ ở dưới là do chất hữu cơ.
Lượng thức ăn phù hợp với mật độ ao nuôi
Bà con nên cho tôm ăn lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn nuôi, thường xuyên kiểm tra nhá đề có thể biết được lượng thức ăn mà tôm hấp thụ để điều chỉnh, tránh cho tôm ăn quá nhiều để lượng thức ăn rơi vãi xuống ao, lâu ngày sẽ làm nước bị lợn cợn.
Xi phông đáy ao thường xuyên
Xử lý bùn đáy ao nuôi là một trong những cách hiệu quả giúp bà con xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm. Bà con nên thường xuyên xi-phông và hút bùn đáy ao để tránh tình trạng nước lợn cợn, váng bọt.
Lót bạt cho ao nuôi
Quản lý mật độ tảo
Sử dụng men vi sinh Pro4000x Plus hoặc men Pond Clear hàng ngày giúp ổn định chỉ tiêu pH và kiểm soát sự phát triển của tảo có hại từ đó tránh hiện tượng tảo nở hoa.
Sử dụng lắng tụ
Anti plus - Lắng tụ phù sa và chất lơ lửng nhanh, làm trong nước
Xử lý bằng ANTI PLUS - giải pháp nhanh
Bước 1: Tắt toàn bộ oxy đáy - cho chạy tất cả dàn quạt.
Bước 2: Sử dụng ANTI PLUS 1kg/500m3 rãi trực tiếp xuống nước (không rải gần cầu nhá, rải trước dàn quạt và cách bờ 2m).
Bước 3: Sau 30-45 phút rải ANTI PLUS, ta tắt bớt dàn quạt - mở lại oxy đáy. Sau 15 phút, tiến hành siphon. Những ao không có điều kiện siphon dùng men vi sinh viên Pro4000X Plus của Mỹ để phân hủy sạch đáy ao với liều 10 viên/1.000m3.
Sử dụng chế phẩm sinh học
Bước 1: Thay 30-40% nước ao nuôi vào lúc chiều mát.
Bước 2: Treo 10 viên PRO4000X Plus/1000m3 vào lúc 8h sáng hàng ngày.
Khuyến khích bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý, vì chúng an toàn cho tôm trong ao. Giảm thiểu rủi ro khi sử dụng hóa chất. Ngoài ra, chúng sẽ giúp hình thành hệ vi sinh tốt cho nước ao nuôi.
Khi ao nuôi bị đục, điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo và giảm oxy hòa tan, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Nên chúng ta cần khắc phục và xử lý ngay. Không nên để tình trạng ao đục kéo dài.
Cần tư vấn và hỗ trợ bà con vui lòng liên hệ đến số hotline 0983 69 15 15 (zalo)
Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!