Các bệnh về mang tôm (đen mang, đỏ mang, phồng nắp mang)

Có nhiều nguyên nhân làm tổn thương mang tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hô hấp, gây chết tôm và làm giảm giá trị thương phẩm. Việc xác định đúng nguyên nhân là rất quan trọng để có giải pháp xử lý kịp thời hiệu quả, giúp giảm thiệt hại cho người nuôi.

Tôm bị đen mang

Nguyên Nhân

Các bệnh về mang tôm có thể do nhiều nguyên nhân cùng tác động.

- Bệnh có thể các yếu tố môi trường như do nhiễm độc của kim loại nặng, do ao bị phèn, do hàm lượng thức ăn dư thừa, xác tảo, chất thải tích tụ làm cho nước và đáy ao dơ bẩn với hàm lượng khí độc NO2, NH3, H2S cao, do trình trạng thiếu oxy kéo dài.

- Ngoài ra vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, tảo cũng tấn công gây bệnh mang tôm.

- Bệnh đen mang tôm cũng còn do thiếu vitamin C.

- Giáp xác chân đều (Isopoda) cũng thường ký sinh trên mang giáp xác làm phồng mang và đen mang.

Tùy theo nguyên nhân mà bệnh có thể khác nhau như đen mang (chủ yếu do dơ ao hoặc ngoại kí sinh), mang đỏ (chủ yếu do thiếu Oxy), mang vàng và phồng lên (do phèn), mang có thể có màu xanh hoặc nâu do tảo lục hay tảo khuê.

Triệu chứng

Giai đoạn nhẹ, trên mang tôm có những chấm nâu, đen. Bệnh nặng, toàn bộ mang sẽ có màu nâu đen, bị hoại tử. Mang đen là phản ứng tiết sắc tố melanine của cơ thể đối với mầm bệnh. Các vi khuẩn, nấm, protozoa, tảo hay sinh vật cơ hội sẽ tấn công vào mang là mang có màu sắc đặc trưng. Mang có thể bị phồng lên hay có màu đỏ. Tôm bị bệnh, mang sẽ bị tổn thương, hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khi môi trường thiếu oxy. Tôm bỏ ăn, lờ đờ. Tôm bị bệnh sẽ chết rải rác và có thể đến 80-90% hay giảm chất lượng thương phẩm.  

Chẩn đoán

Quan sát dựa vào dấu hiệu trên mang bằng mắt thường và kính hiển vi. Các bước tiếp theo như cấy vi khuẩn cũng cần thiết. Ngoài ra, còn chẩn đoán nguyên nhân bằng cách đánh giá môi trường, điều kiện nuôi.

Phòng bệnh

  • Thường xuyên kiểm tra mật độ khuẩn trong ao đặc biệt là ao bạt, hàm lượng chất hữu cơ (đối với ao đất).
  • Riêng đối với ao đất sau khi kết thúc vụ nuôi cần sên vét mùn bả đáy ao, bón vôi CaO, phơi ao nhiều ngày và bừa ao đáy ao từ 5-10cm.
  • Quản lý tảo, giữ môi trường nước và đáy ao sạch: sử dụng men vi sinh Pond Clear xen kẽ PRO4000X Plus để xử lý đáy ao tránh tình trạng tích tụ bùn đáy, khống chế khí độc và mầm bệnh hiệu quả.
  • Cung cấp đầy đủ oxy
  • Bổ sung Aqua Vital vào khẩu phần ăn giúp cung cấp đầy đủ vitamin, tăng sức đề kháng vượt trội

Trị bệnh đen mang

  • Khi tôm nhiễm bệnh cần kiểm tra đáy ao và mức độ lơ lửng trong ao, nhằm thay nước mới cho ao.
  • Kết hợp diệt khuẩn bằng BROCID (chuyên diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng, trùng loe kèn, Zoothanium,..) liều 1L/1000m3, lặp lại liều 2 sau 24h
  • Bổ sung Aqua Vital liều 3-5g/kg vào thức ăn giúp cho tôm nhanh hồi phục
  • Nếu ao bị bùn đen, đáy ao dơ cần dùng men vi sinh viên PRO4000X để xử lý liều 6 viên/1.000m3.

Hy vọng những chia sẽ trên đây sẽ giúp bà con có thể nhanh chóng phát hiện bệnh để có các biện pháp xử lý kịp thời. Cần hỗ trợ kỹ thuật bà con vui lòng liên hệ 0983 69 15 15.

Chúc bà con nuôi tôm thành công!


Tin tức liên quan

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁNG THỂ LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN TÔM
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁNG THỂ LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN TÔM

Khi tôm bị nhiễm khuẩn việc điều trị bằng kháng sinh trở nên phổ biến. Việc sử dụng kháng sinh không đúng qui định gây ảnh hưởng tới sức khỏe động vật nuôi, môi trường sinh thái, tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh dẫn đến giảm hiệu quả điều trị bệnh, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và tồn lưu trong sản phẩm thủy sản. Do vậy việc sử dụng kháng thể giúp tăng cường miễn dịch kháng lại các bệnh nguy hiểm trên tôm đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao.  

Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm
Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh đốm đen có thể gây tỷ lệ chết cao cho tôm, tôm còn lại thường bị thẹo, xấu và bị giảm giá trị khi thu hoạch. Vì vậy việc phòng bệnh và sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao

NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ GIẢI PHÁP KHI TÔM BỊ BỆNH PHÂN TRẮNG
NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ GIẢI PHÁP KHI TÔM BỊ BỆNH PHÂN TRẮNG

Cùng với một số bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính (EMS), bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng (EHP), bệnh phân trắng (WFD) được xem là một trong những bệnh nguy hiểm xảy ra phổ biến và gây thiệt hại đối với nghề nuôi tôm nước ta trong những năm gần đây (Tổng cục thủy sản, 2021). 
CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM
CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM

Là một trong những căn bệnh thường gặp và phổ biến, bệnh mềm vỏ, ốp thân trên tôm tuy không nghiêm trọng như các bệnh phân trắng, đầu vàng nhưng làm tôm chết rải rác, khiến tôm mất đi giá trị thương phẩm và không đạt tiêu chuẩn để thu mua, xuất khẩu. Vậy, những biểu hiện nào cho thấy tôm đang bị mềm vỏ, ốp thân? Và làm sao để phòng trị hiệu quả nhất?

NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt... các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây các bệnh về gan và đường ruột, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây tổng hợp các biện pháp cắt tảo, mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng, tùy tình trạng mỗi ao mà bà con có thể chọn phương pháp cắt tảo cho phù hợp.

CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM
CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM

Tôm bị đóng rong, đóng nhớt là một trong những hiện tượng khá phổ biến tại Việt Nam. Khi môi trường nước nuôi ô nhiễm và không được xử lý thường xuyên, sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân như protozoan (động vật nguyên sinh), tảo, ký sinh trùng, vi khuẩn,… gây bệnh. Theo dõi để phát hiện kịp thời và đưa ra cách xử lý thích hợp sẽ giúp tôm khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế của người nuôi.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng