Tôm bị vàng miệng, vàng chân do khuẩn sợi

Hiện nay ở các ao bạt xuất hiện tình trạng tôm bị vàng miệng, vàng chân rất nhiều làm cản trở hô hấp, lột vỏ, bắt mồi, hoạt động của tôm, tôm sẽ giảm ăn, chậm lớn và gây chết tôm.

 

Vi khuẩn Leucothrix sp.

Tác nhân gây bệnh

Do vi khuẩn Leucothrix sp. gây ra. Các tế bào vi khuẩn có hình trụ, dài khoảng 3µm với sợi tơ rất dài đến khoảng 5mm. Sợi tơ không màu. Vi khuẩn dính vào bề mặt vật rắn, có tính cử động, hiếu khí.

Ngoài ra một số vi khuẩn dạng sợi khác như Thiothrix sp. Flexibacter sp., Cytophaga sp. và Flavobacterium sp . cũng có thể xuất hiện. Các vi khuẩn này sống tự do hay hội sinh trên bề mặt vật chủ. Ngoài ra, điều kiện nuôi như nước ao giàu dinh dưỡng cũng tạo điều kiện cho bệnh xuất hiện.

Tôm bị vàng miệng, vàng chân do khuẩn sợi

Dấu hiệu bệnh lý

Ở tôm lớn, vi khuẩn hiện diện trên các lông tơ của chân đuôi, chân bụng, chân ngực, vảy râu, phụ bộ miệng và mang. Tôm nhiễm bệnh nặng mang sẽ có màu vàng đến xanh tùy theo loại rong tảo mắc vào đám vi khuẩn. Vi khuẩn dạng sợi làm cản trở hô hấp, lột vỏ, bắt mồi, hoạt động của tôm, gây chậm lớn hay gây chết tôm. Bệnh có thể gây chết 80% hay hơn, trong vòng vài ngày đến vài tuần.

Phương pháp chuẩn đoán

Soi các phụ bộ chân, râu, mang của tôm dưới kính hiển vi

Phòng bệnh:

- Quản lý mật độ khuẩn trong ngưỡng cho phép

- Định kỳ sử dụng men vi sinh Pond Clear hoặc PRO4000X Plus giúp xử lý thức ăn dư thừa, xác tảo, sạch nhớt bạt, nhớt nhá, lợn cợn, ép khuẩn gây hại và khống chế khi độc để giữ môi trường nước ao nuôi tốt sẽ hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.

Cách điều trị bệnh vàng miệng, vàng chân

>> Dùng Vikon Gold (đặc trị khuẩn sợi) 1kg cho 500-700m3 nước sau 2-3 ngày bệnh sẽ hết, tôm ăn mạnh lên, màu sắc bóng đẹp.

* Vikon Gold dùng cho tôm > 20 ngày tuổi sẽ không gây sốc tôm.

Tôm hết vàng miệng, vàng chân sau khi dùng Vikon Gold

Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bà con điều trị dễ dàng hơn, với cách xử lý trên rất hữu hiệu đã áp dụng thành công cho nhiều ao nuôi.

Mọi thắc thắc xin vui lòng liên hệ 0983 69 15 15 để được giải đáp.

Chúc bà con có mùa vụ nuôi thành công!


Tin tức liên quan

CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM
CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM

Vi khuẩn Vibrio là một trong những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng cho tôm. Những bệnh này có thể gây chết tỷ lệ lên đến 100%, gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi tôm và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nghề nuôi tôm ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung trong thập kỷ qua.

CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM
CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM

Người nuôi thường bắt gặp những sinh vật nhỏ, có màu trong suốt, có chất nhày khó nắm bằng tay trong ao nuôi tôm. Chúng chính là những con sứa nước sinh sống và gây hại cho tôm. Dưới đây là các cách diệt loài sứa nước mang lại hiệu quả nhất.

LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cây Yucca có nguồn gốc từ các sa mạc ở Tây Nam Hoa Kỳ và Mexico. Các chất chiết xuất của yucca có nhiều tác dụng hữu ích trong nuôi trồng thủy sản khi bổ sung vào thức ăn giúp cải thiện năng suất vật nuôi hoặc xử lý NH3 trong môi trường nước

VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG
VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG

Bài viết này mô tả thể Vermiform. Đây là một “vật thể” lạ được tìm thấy nhiều trong gan tụy tôm bị phân trắng. Bề ngoài vermiform nhỏ, thấy được qua kính hiển vi bao gồm nhiều màng mỏng độc lập kết hợp lại với nhau thành một thể liền mạch. Vậy đây có phải là một mầm bệnh thực thụ trên tôm như virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng không?

CÁCH CẢI TẠO AO TRƯỚC KHI THẢ GIÚP TIÊU DIỆT EHP HIỆU QUẢ
CÁCH CẢI TẠO AO TRƯỚC KHI THẢ GIÚP TIÊU DIỆT EHP HIỆU QUẢ

EHP là một trong những mối đe dọa lớn đối với ngành nuôi tôm nước ta hiện nay làm cho tôm chậm lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Khi EHP xâm nhập vào ao nuôi, nó rất khó tiêu diệt vì vậy việc cải tạo ao nuôi ban đầu để tránh tái nhiễm là rất quan trọng.

BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM
BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM

Bệnh vi bào tử trùng do kí sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, thường xuất hiện trên các loài tôm nuôi nước lợ (tôm sú, tôm thẻ, tôm he) ở tất cả các giai đoạn. EHP kí sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ của tôm làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trọng và lột xác.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng