CÁCH CẢI TẠO AO TRƯỚC KHI THẢ GIÚP TIÊU DIỆT EHP HIỆU QUẢ

EHP là một trong những mối đe dọa lớn đối với ngành nuôi tôm nước ta hiện nay làm cho tôm chậm lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Khi EHP xâm nhập vào ao nuôi, nó rất khó tiêu diệt vì vậy việc cải tạo ao nuôi ban đầu để tránh tái nhiễm là rất quan trọng.

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là vi bào tử trùng có kích thước rất nhỏ, được bao bọc bởi 1 lớp vỏ rất chắc chắn. Các tế bào EHP thường sẽ có kích thước chiều dài khoảng 1μm, chiều rộng tế bào khoảng từ 0,5-0,6μm. Mỗi tế bào EHP sẽ có 1 sợi cực duy nhất, có độ dài khoảng 0,5μm, với 5-6 vòng xoắn. Sợi cực là cầu nối giữa EHP và tế bào vật chủ, nhằm truyền DNA sang tế bào vật chủ và thực hiện quá trình sinh sản.

Bào tử EHP có lớp ngoài dày, giúp chúng có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt. Các bào tử trong phân hoặc xác tôm khô có thể tồn tại tới 6 tháng, thậm chí lên tới 1 năm nếu ở trong nước mà vẫn có khả năng gây bệnh.

Các phương thức lây truyền

  • Tôm trong cùng một ao có thể lây nhiễm lẫn nhau thông qua việc thải phân hoặc ăn thịt tôm chết.
  • Nguồn nước bên ngoài bị ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng trong hệ thống nuôi.
  • Tôm bố mẹ cũng có thể truyền EHP cho ấu trùng của chúng.
  • Tôm cũng có thể bị nhiễm EHP từ vật chủ trung gian như một số loài giáp xác nhỏ, hai mảnh vỏ…
  • Cần lưu ý rằng EHP có thể lây nhiễm sang tôm ở mọi giai đoạn phát triển và ở các độ mặn khác nhau, độ mặn cao thường nhiễm EHP cao hơn những ao có độ mặn thấp do quá trình nảy mầm bào tử EHP có liên quan đến việc tăng áp suất thẩm thấu trong bào tử.

Cải tạo ao nuôi tránh bị nhiễm vi bào tử trùng EHP

Bước 1: Tháo nước ao, vệ sinh làm sạch bạt và vá bạt bị rách (đối với ao bạt). Đặc biệt, dọn tất cả dụng cụ, thiết bị nuôi của vụ trước lên khỏi ao.

Riêng đối với ao đất: Bà con cho tháo cạn nước trong ao nuôi và sên bùn thật kỹ lưỡng.

Sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản

Bón Alkalite hoặc vôi nóng để nâng pH lên cao

  • Bước 2: Bơm 1 lượng nước vừa đủ phủ kín toàn bề mặt đáy ao nuôi. Sau đó ngâm ALKALITE hoặc vôi nóng vào ao nuôi để tăng pH 9. Khi tăng độ pH trước khi thả giống có thể giúp kích thích bào tử bị nhiễm trong ao từ vụ trước nảy mầm. Nảy mầm mà không có vật chủ sẽ khiến bào tử bị bất hoạt và cuối cùng chết.

- Ao bạt: Phun xịt toàn ao, dàn quạt, bờ ao, cầu nhá và ngâm oxy,... Liều dùng:10kg/1m3 nước. Phơi toàn ao 2 ngày nắng.

- Ao đất: Bón ALKALITE khắp toàn bộ bề mặt đáy ao và bờ ao nuôi. Liều dùng: 600kg/1000m2. Phơi toàn ao 2 ngày nắng.

Mục đích: Do cấu tạo của EHP có lớp vỏ rất khó tác động bằng hóa chất, nên chúng ta thực hiện phương pháp “kích thích nảy mầm” (kích thích EHP phóng sợi cực). Thời gian nảy mầm của bào tử EHP sẽ kéo dài trong vài giây.

ALKALITE - tăng độ pH và độ kiềm nhanh cho tôm

Bước 3: Xả bỏ nước ngâm ALKALITE. (Riêng đối với ao đất bà con bỏ qua bước này).

Mục đích: Sau khi bào tử EHP nảy mầm, EHP sẽ không quay về trạng thái ban đầu cho dù pH giảm xuống 10 hay 9,.. 

Bước 4: Ngâm hố siphon ao nuôi bằng Formol

Ao bạt: Phun xịt toàn ao, dàn quạt, bờ ao, cầu nhá và ngâm oxy. Tỷ lệ 1L Formol + 50L nước. Phơi toàn ao trong 2 ngày nắng.

Ao đất: Phun xịt đều khắp ao, dàn quạt, bờ ao, cầu nhá,.. Phơi toàn ao 2 ngày nắng.

Mục đích: làm hư hoại sợi cực của EHP sau khi EHP đã nảy mầm.

Khuyến cáo: Các dụng cụ nuôi sử dụng lại cho vụ nuôi mới, bà con nên ngâm qua nước ALKALITE có pH ≥ 9 và rửa lại bằng Formol hoặc Clorin trước khi sử dụng.

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy sự ức chế hoàn toàn sự nảy mầm của bào tử xảy ra khi bào tử được đông lạnh ở -20°C trong ít nhất 2 giờ. Các hóa chất có khả năng ức chế 100% là 15 ppm KMnO 4 (thuốc tím) trong 15 phút, 40 ppm clo hoạt tính 65% trong 15 phút hoặc 10 ppm clo hoạt tính 65% trong 24 giờ và ethanol 20% trong 15 phút (Aldama -Cano và cộng sự, 2018). Thành phần axit béo của polychaete đông lạnh không bị mất đi sau 3 tháng.

Việc kiểm soát EHP ở cấp độ trại giống là rất quan trọng. Khuyến nghị kiểm tra PCR tất cả các yếu tố đầu vào (con giống bố mẹ, thức ăn cho con giống bố mẹ) và quan trọng là đông lạnh giun nhiều tơ sống. “Đây là một biện pháp kiểm soát rất hiệu quả, nhưng nhược điểm là giảm khả năng sinh sản khiến chi phí sản xuất ấu trùng tăng 30%. Ý nghĩa tổng chi phí là nhỏ; tại trại giống, chi phí sản xuất ấu trùng chỉ chiếm 10% tổng chi phí sản xuất và đối với người nuôi, chi phí giống chỉ chiếm 5% tổng chi phí nuôi. Vì vậy, chủ trại giống và người nuôi cần hợp tác, chia sẻ chi phí để ngăn chặn EHP trong hệ thống nuôi”

Trong quá trình nuôi bà con nên cho tôm ăn kháng thể EHP Plus của Hàn Quốc liều 2g/kg các cử trong ngày để phòng và ức chế EHP hiệu quả.

Kháng thể EHP Plus tác động vào sợi cực làm EHP không hút chất dinh dưỡng và sinh sản

Bà con cần kháng thể để phòng bệnh vui lòng liên hệ hotline 0983 69 15 15 để được tư vấn và đặt hàng.


Tin tức liên quan

CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM
CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM

Người nuôi thường bắt gặp những sinh vật nhỏ, có màu trong suốt, có chất nhày khó nắm bằng tay trong ao nuôi tôm. Chúng chính là những con sứa nước sinh sống và gây hại cho tôm. Dưới đây là các cách diệt loài sứa nước mang lại hiệu quả nhất.
Cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm
Cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Việc nuôi thâm canh với mật độ cao sau một thời gian sẽ xuất hiện khí độc NO2, nếu hàm lượng NO2 quá cao sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hô hấp, cân bằng áp suất thẩm thấu làm tôm lột xác không cứng vỏ, tôm bị nổi đầu có thể chết rải rác hoặc hàng loạt. 
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt... các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây các bệnh về gan và đường ruột, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây tổng hợp các biện pháp cắt tảo, mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng, tùy tình trạng mỗi ao mà bà con có thể chọn phương pháp cắt tảo cho phù hợp.
CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM
CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM

Là một trong những căn bệnh thường gặp và phổ biến, bệnh mềm vỏ, ốp thân trên tôm tuy không nghiêm trọng như các bệnh phân trắng, đầu vàng nhưng làm tôm chết rải rác, khiến tôm mất đi giá trị thương phẩm và không đạt tiêu chuẩn để thu mua, xuất khẩu. Vậy, những biểu hiện nào cho thấy tôm đang bị mềm vỏ, ốp thân? Và làm sao để phòng trị hiệu quả nhất?
CÁCH LÀM KHÁNG SINH ĐỒ TẠI AO
CÁCH LÀM KHÁNG SINH ĐỒ TẠI AO

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này. 
KHÍ ĐỘC NO2 TRONG AO TÔM
KHÍ ĐỘC NO2 TRONG AO TÔM

Nguồn gốc NO2 trong ao tôm Trong quá trình tiêu thụ thức ăn, tôm chỉ hấp thu được khoảng 25% lượng đạm có trong thức ăn, khoảng 75% còn lại sẽ được bài tiết qua phân. Cùng với lượng đạm có trong thức ăn dư thừa, xác tảo, xác tôm chết phân hủy hoặc từ nguồn nước cấp vào. Lượng đạm này trong ao tôm sẽ được chuyển hóa thành NH3/NH4 . NO2 là sản phẩm trung gian của quá trình nitrat hóa (là quá trình chuyển hóa NH3 thành NO3).

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng