GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM
Cùng với sự phát triển nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt diện tích nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian ngắn làm cho công tác quản lý môi trường, dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều loại bệnh mới trong đó có bệnh EHP tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nghề nuôi tôm vì mức độ chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn cao.
1. Tác nhân gây bệnh
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là vi bào tử trùng microsporidian kí sinh nội bào bắt buộc được mô tả và phát hiện lần đầu tiên tại Thái Lan, sau đó bùng phát trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng nuôi trên nhiều nước châu Á và châu Mỹ Latin. Ở nước ta, EHP được tìm thấy trên tôm sú bệnh phân trắng vào năm 2009 và hiện nay đã trở thành một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm (Cục thú y, 2021).
Ảnh cấu tạo EHP và hình chụp EHP phóng sợi cực
EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao cho tôm nuôi trong ao, tuy nhiên chúng kí sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tuỵ khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và lột xác. Tôm nhiễm EHP thường có biểu hiện còi cọc, chậm lớn và phân đàn. Trong một số nghiên cứu còn cho thấy, EHP liên quan đến bệnh phân trắng trên tôm (itamadee et al., 2016). Khi gan tụy tôm bị yếu tố ban đầu làm tổn thương sẽ tạo điều kiện cho các Vibrio cơ hội gây bệnh.
2. Phương thức lan truyền
Bào tử EHP nhiễm trên tôm bệnh được thải ra môi trường theo đường phân, sau đó tồn tại trong nguồn nước, bùn và lây nhiễm cho các cá thể khác trong ao. Khả năng lây nhiễm của EHP đã được xác định trong một số nghiên cứu tại Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan với kết quả xác nhận về khả năng lây truyền bệnh của EHP từ việc nuôi nhốt chung, nuôi trong nguồn nước nhiễm EHP, ăn nhau (Kesavan Karthikeyan and Raja Sudhakaran, 2018). Ở Việt Nam, khả năng lan truyền theo chiều dọc của EHP từ tôm bố mẹ sang tôm được chứng minh bởi Hung Vu-Khac và cộng tác viên (2018).
Khi bào tử EHP đi vào bên trong tuyến gan tụy của tôm, chúng sẽ giải phóng sợi cực và tiêm bào tử ký sinh trùng trực tiếp vào tế bào trong gan tụy. Sau đó bên trong tế bào, các bào tử sẽ tăng sinh. Các bào tử trưởng thành sẽ phát triển và được phóng thích trở lại ruột. Lúc này chúng sẽ làm tổn thương tế bào ruột, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa. Cuối cùng các bào tử này bong ra và đi ra ngoài theo phân tôm. Tiếp tục trở thành nguồn lây nhiễm cho những tôm chưa mắc bệnh.
3. Dấu hiệu bệnh lý
Khi tôm giống bị nhiễm EHP thả nuôi trong tháng đầu tiên, tôm vẫn phát triển tương đối bình thường nhưng sau khi tôm đạt trọng lượng 3-4g/con, cũng như khối lượng tôm trong ao tăng dần thì tôm chậm lớn dần rồi có thể dừng lớn hẳn. Dấu hiệu bênh lý điển hình của tôm nhiễm EHP là hiện tượng tôm chậm lớn, phân đàn nhiều cỡ khác nhau và nhiều phần trên cơ thể chuyển sang màu trắng đục. Trong giai đoạn đầu, tôm nhiễm EHP thường có hiện tượng mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và rỗng ruột.
4. Phương pháp chuẩn đoán
- Tôm nhiễm EHP có thể được kiểm tra bằng cách soi gan và ruột dưới kính hiển vi với độ phóng đại 100 lần.
- Sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra trên mẫu gan tôm
CÁCH PHÒNG BỆNH EHP VÀ GIẢI PHÁP MỚI GIÚP TÔM BỊ NHIỄM EHP VỀ SIZE LỚN BÌNH THƯỜNG
Dùng kháng thể đưa vào tôm, kháng thể sẽ nhận biết và phá hủy sợi cực của EHP, từ đó EHP không thể lấy chất dinh dưỡng từ tôm, không truyền được nhân DNA để sinh sản. Vì vậy tôm nhiễm EHP nhưng vẫn tiếp tục tăng trưởng về size lớn bình thường.
Kháng thể này được nhập trực tiếp từ Hàn Quốc, hiện đang được công ty XNK Nguyên Liệu Topline phân phối ở Việt Nam với tên sản phẩm là EHP PLUS.
* Cách dùng: Trộn EHP PLUS liều 2g/kg thức ăn, cho ăn với 100% lượng thức ăn trong ngày, liên tục suốt vụ nuôi.
Qua bài viết này sẽ giúp người nuôi cập nhật thêm thông tin mới nhất về giải pháp phòng và trị bệnh EHP trên tôm.
Sản phẩm EHP PLUS chuyên phòng và điều trị EHP rất là hiệu quả đang được các đại lý và hộ nuôi tin dùng, bà con quan tâm sản phẩm hoặc cần hỗ trợ kỹ thuật vui lòng liên hệ số hotline 0983.69.15.15 để được kỹ thuật tư vấn.
Chúc bà con trúng mùa được giá!