VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM

Vào những năm 40 của thế kỷ XX, Peniciline là kháng sinh đầu tiên được tìm và ứng dụng trong điều trị bệnh, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của nền y học thế giới. Về sau, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta dần tổng hợp được nhiều loại kháng sinh và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ngày nay, việc sử dụng phổ biến và lạm dụng quá mức kháng sinh lâu dài dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh trên nhiều loài vi khuẩn tạo nên mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe động vật và con người.

 

Vì vậy, hiện nay người ta dần ý thức được và tìm giải pháp thay thế kháng sinh bằng các Probiotic (lợi khuẩn Bacillus), đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), vừa có tác dụng phòng trị bệnh cho tôm, cá an toàn vừa cải thiện môi trường nước hiệu quả.

 

Bacillus subtilis là một trực khuẩn (hình que) gam dương, có khả năng hiếu khí và kị khí. Trong môi trường sống bất lợi, Bacillus subtilis tồn tại dạng bào tử (bào tử có thể chịu được nhiệt, chịu được pH thấp, chất sát trùng, tia tử ngoại,...). Bào tử khi gặp ẩm sẽ nảy mầm thành thể hoạt động.

 

men vi sinh, lợi khuẩn, nuôi tôm

Trong nuôi tôm,cá người ta trộn Probiotic vào thức ăn, khi vào ruột Bacillus subtilis nhân nhanh số lượng lên và tiết ra nhiều loại enzyme (amylase, protease, lipase) có khả năng biến đổi chất xơ thành các đường dễ tiêu và thủy phân các chất béo phức hợp giúp tôm tiêu hóa tốt và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, năng lượng, không gian sống của vi khuẩn gây bệnh, khiến chúng không thể phát triển được và giảm số lượng đi.

 

Trong môi trường sống có các loài vi khuẩn gây hại khác, khả năng cạnh tranh của Bacillus subtilis khá cao, chúng có thể tiết ra kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn khác (như Vibrio haveyi - vi khuẩn gây bệnh phát sáng trên tôm). Theo nghiên cứu của Moriaty (1998), bổ sung Bacillus có thể kiểm soát được mật độ vi khuẩn Vibrio.

 

Trong môi trường ao nuôi, Bacillus subtilis giúp phân hủy các chất hữu cơ dư thừa, xác tảo làm sạch môi trường nước, chuyển hóa các khí độc NO2, NH3 thành NO3- và NH4+ không độc. Ổn định pH và tạo màu nước đẹp, giảm độ nhớt, ngăn ngừa tảo nở hoa và hấp thu nguồn tảo chết trong ao. Đối với những ao nuôi tôm lót bạt công nghệ cao, Bacillus subtilis làm bong tróc các lớp nhớt đóng trên thành bạt, các mảng bám trên vỉ oxi, sàn nhá thức ăn và phân hủy những chất bẩn này thành chất vô cơ không gây hại. Do đó, việc bổ sung Bacillus subtilis xuống ao sẽ giúp cải thiện chất lượng nước và ức chế tác nhân gây bệnh trong ao, từ đó bảo vệ sức khỏe cá tôm tốt hơn, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa các chủng Bacillus khác nhau. Trong đó RRO 4000X và AQUAPRO B là vi sinh được công ty Topline nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ và phân phối độc quyền tại Việt Nam chứa 2 dòng Bacillus hoạt lực cực mạnh là Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis, trong mỗi ký vi sinh chứa khoảng 4000 tỉ lợi khuẩn. Bổ sung PRO 4000X  AQUAPRO B giúp ổn định hệ vi sinh trong ao, cải thiện và làm sạch môi trường nước nuôi, tăng khả năng kháng bệnh, tăng tỉ lệ thành công vụ nuôi.

 

PRO 4000X - AQUAPRO B sản phẩm an toàn - hiệu quả cho một ngành tôm phát triển bền vững.

Quý bà con vui lòng liên hệ  0908 998 044  để được hỗ trợ tư vấn!

Chúc bà con trúng mùa được giá!

 


Tin tức liên quan

KHÍ ĐỘC NO2 TRONG AO TÔM
KHÍ ĐỘC NO2 TRONG AO TÔM

Nguồn gốc NO2 trong ao tôm Trong quá trình tiêu thụ thức ăn, tôm chỉ hấp thu được khoảng 25% lượng đạm có trong thức ăn, khoảng 75% còn lại sẽ được bài tiết qua phân. Cùng với lượng đạm có trong thức ăn dư thừa, xác tảo, xác tôm chết phân hủy hoặc từ nguồn nước cấp vào. Lượng đạm này trong ao tôm sẽ được chuyển hóa thành NH3/NH4 . NO2 là sản phẩm trung gian của quá trình nitrat hóa (là quá trình chuyển hóa NH3 thành NO3).
VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG
VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG

Bài viết này mô tả thể Vermiform. Đây là một “vật thể” lạ được tìm thấy nhiều trong gan tụy tôm bị phân trắng. Bề ngoài vermiform nhỏ, thấy được qua kính hiển vi bao gồm nhiều màng mỏng độc lập kết hợp lại với nhau thành một thể liền mạch. Vậy đây có phải là một mầm bệnh thực thụ trên tôm như virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng không?
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI PHÁT HIỆN TÔM BỊ BỆNH PHÁT SÁNG
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI PHÁT HIỆN TÔM BỊ BỆNH PHÁT SÁNG

Trong quá trình nuôi tôm nếu thường xuyên theo dõi vào ban đêm người nuôi sẽ quan sát thấy hiện tượng nước ao hay trên tôm cũng có hiện tượng phát sáng nhất là vào mùa nắng khi nhiệt độ và độ mặn tăng.  bệnh xảy ra trong tất cả giai đoạn từ ấu trùng đến khi tôm trưởng thành. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và xuất hiện quanh năm trên cả tôm sú và tôm thẻ, làm tôm bỏ ăn, chậm lớn, ảnh hưởng lớn đến năng suất vụ nuôi của bà con
Cách diệt nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm
Cách diệt nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền gây rất nhiều khó khăn cho bà con nuôi tôm, cũng rất khó trị dứt điểm nếu bà con không biết cách xử lý đúng cách. Trong bài viết hôm nay, Topline sẽ hướng dẫn bà con cách đề phòng cũng như xử lý nếu chẳng may nấm xuất hiện trong ao tôm nhé.
GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ THAY THẾ KHÁNG SINH VÀ HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN
GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ THAY THẾ KHÁNG SINH VÀ HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN

Việc sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm mang lại một số lợi ích trong việc kiểm soát và điều trị các bệnh lý nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây ra một số vấn đề tiềm ẩn và hậu quả nghiêm trọng đến vụ nuôi. Vì vậy việc tìm ra giải pháp thay thế kháng sinh là rất cần thiết.
CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM
CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM

pH là yếu tố môi trường khiến tôm nhạy cảm nhất. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. pH cao hay thấp kéo dài đều làm tôm chậm tăng trưởng, chậm lột xác, stress, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, mất cân bằng áp suất thẩm thấu, suy giảm miễn dịch và dễ nhiễm bệnh.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng