TÁC NHÂN GÂY BỆNH MỜ ĐỤC TRÊN ẤU TRÙNG TÔM (TPD) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (Translucent Post-Larva Disease-TPD) là một bệnh mới xuất hiện ở tôm nuôi, được phát hiện lần đầu tiên ở các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Trung Quốc hiện tại xuất hiện nhiều ở các trại giống miền trung gây nguy hiểm nặng cho các trại sản xuất.

Tác nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh được xác định là chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (Vp- JS20200428004-2) được xác định là tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, loài Vibrio parahaemolyticus khác so với Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp đã được công bố trước đây. (Zou Y et al, 2020)

 

Dấu hiệu bệnh lý

Bệnh này thường nhiễm trên tôm giống (tỷ lệ nhiễm trên 60%) gây ra tỷ lệ chết cao ở giai đoạn tôm giống, đặc biệt là từ PL4 đến PL7 (90-100% chỉ sau 1 ngày phát hiện dấu hiện bất thường), với các triệu chứng chính là gan tụy và ruột trắng trong suốt, cơ thể mờ nhạt và teo nhỏ, nhìn trong suốt cơ nên có tên gọi là “translucent post-larvae”, các biểu hiện này gần giống như biểu hiện của bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Tôm bị bệnh TPD

Các nghiên cứu gần đây

Kết quả cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (Vp- JS20200428004-2 bằng phương pháp ngâm với liều 1,83 × 106 CFU/mL cho tỷ lệ chết 100% sau 40 giờ gây nhiễm, tôm thí nghiệm có các dấu hiệu bệnh giống như được mô tả ban đầu. Tuy nhiên, nghiên cứu của Zou Y không đưa ra được chỉ thị DNA hay quy trình PCR để nhận diện Vibrio parahaemolyticus nên hiện tại không có thông tin để dùng PCR phát hiện bệnh này.

 

Mới đây, Ailan Xu và cộng sự đã báo cáo về bệnh gương/trong suốt (Glass post-larvae disease-GPD) trên tôm thẻ chân trắng giống trên tạp chí Virus reseach (2023). Nhóm tác giả đã mô tả các dấu hiệu bệnh lý trên tôm bệnh giống như kết quả nghiên cứu của Zou Y và cộng sự năm 2020 đã mô tả. Tuy nhiên, theo nhóm tác giả này thì tác nhân gây bệnh GPD trong nghiên này không phải do vi khuẩn mà là virus-RNA virus mới thuộc họ Marnaviridae được tìm thấy từ tôm bệnh và tạm được đặt tên là Baishivirus (GenBank: ON550424). Tác nhân gây bệnh cũng đã được kiểm chứng bằng gây bệnh thực nghiệm, quy trình Realtime RT-PCR để phát hiện bệnh cũng đã được nghiên cứu và giới thiệu.

 

Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của phòng nghiên cứu ShrimpVet trong cuối tháng 8/2023 và đầu tháng 9/2023 tại Việt Nam, đã phân lập được 05 (năm) chủng với đặc điểm của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus từ mẫu tôm chết đột ngột nghi ngờ do TPD ở trại giống tại Việt Nam (các chủng này kiểm tra PCR âm tính với chủng V. parahaemolyticus gây Bệnh hoại tử gan tuỵ cấp tính (Tran L và cộng sự, 2013; Han và cộng sự, 2015), cả năm chủng nghi ngờ gây bệnh TPD đều có độc lực cao hơn so với các chủng Vibrio harveyi (không phát sáng, gây đục cơ), Vibrio parahaemolyticus (không gây EMS/AHPND), và Vibrio parahaemolyticus gây AHPND. Theo kết luận của phòng nghiên cứu ShrimpVet các chủng vi khuẩn nghi ngờ gây bệnh TPD là những chủng V. parahaemolyticus mới gây bệnh TPD ở tôm nuôi. Các chủng này có độc lực cao hơn so với các chủng gây AHPND. Các chủng này có thể là một nguồn  nguy cơ lớn cho ngành nuôi tôm ở Việt Nam và các nước khác.

 

Các nghiên cứu nêu trên đều báo cáo về mức độ cảm nhiễm và tỷ lệ gây chết cao ở trên tôm giống đặc biệt là giai đoạn sớm (PL4-7), về mô tả bệnh tương tự nhau nhưng tác nhân gây bệnh có 2 kết luận: Vi khuẩn (Zou Y và cộng sự năm 2020, Phòng nghiên cứu ShrimpVet, 2023) và Virus (Ailan Xu và cộng sự, 2023). Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chỉ ra đường lây truyền bệnh; nghiên cứu của Zou Y và cộng sự năm 2020 chưa đưa ra chỉ thị DNA hay quy trình PCR để nhận diện tác nhân gây bệnh.

Phương pháp phòng và trị bệnh

Đây là một mầm bệnh mới nổi do đó chưa có biện pháp phòng trị cụ thể. Tuy nhiên, một số nông dân nuôi tôm ở Trung Quốc nhận thấy rằng việc xử lý nước trong bể nuôi bằng chất kháng khuẩn có thể làm giảm bệnh hậu ấu trùng trong suốt. Do đó để phòng tránh bệnh trong quá trình ương, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như sau:

- Vệ sinh kỹ toàn bộ bể nuôi sau 1 chu kỳ sản xuất, phơi khô bể khoảng 10 ngày

- Sử dụng bạt nhựa che đậy bể để ngăn chặn nguồn vi khuẩn lây lan trong không khí.

- Cấp nước đã được xử lý vào bể thông qua lưới lọc để tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn, vật chủ trung gian...có nguy cơ gây bệnh cho tôm giống.

- Thường xuyên kiểm tra V.Parahaemolyticus trong môi trường nước, trong tôm bằng đĩa chromagar của Pháp giúp xác định mật độ khuẩn V.Parahaemolyticus chính xác. Từ đó kiểm soát mật độ khuẩn trong mức cho phép.

- Sử dụng tảo sạch và Artemia đã được tẩy vỏ, khử trùng

- Trong quá trình ương cần bổ sung Aqua Vital của Mỹ cho ăn và tạt giúp cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng, chất điện giải giúp tăng sức đề kháng và sức khỏe tối đa cho tôm chống chịu lại mầm bệnh.

- Sử dụng men vi sinh viên PRO4000X Plus của Mỹ định kỳ giúp bổ sung vi sinh có lợi mật số cao và hoạt lực men mạnh giúp ức chế sự phát triển của V.Parahaemolyticus hiệu quả.

 

Qua bài viết trên giúp các trại giống và người nuôi xác định được tác nhân gây bệnh, dấu hiệu bệnh lý, các biện pháp phòng và trị bệnh từ đó có hướng xử lý kịp thời, giảm thiệt hại do bệnh gây ra.

 

Mọi thông tin vui lòng liên hệ hotline 0983 69 15 15 để được tư vấn và hỗ trợ.

Chúc bà con vụ mùa bội thu!

 

 

 


Tin tức liên quan

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI PHÁT HIỆN TÔM BỊ BỆNH PHÁT SÁNG
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI PHÁT HIỆN TÔM BỊ BỆNH PHÁT SÁNG

Trong quá trình nuôi tôm nếu thường xuyên theo dõi vào ban đêm người nuôi sẽ quan sát thấy hiện tượng nước ao hay trên tôm cũng có hiện tượng phát sáng nhất là vào mùa nắng khi nhiệt độ và độ mặn tăng.  bệnh xảy ra trong tất cả giai đoạn từ ấu trùng đến khi tôm trưởng thành. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và xuất hiện quanh năm trên cả tôm sú và tôm thẻ, làm tôm bỏ ăn, chậm lớn, ảnh hưởng lớn đến năng suất vụ nuôi của bà con

KHÁNG THỂ Ig-Guard A PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG ĐỎ THÂN VÀ TEO GAN TRỐNG RUỘT (EMS) KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
KHÁNG THỂ Ig-Guard A PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG ĐỎ THÂN VÀ TEO GAN TRỐNG RUỘT (EMS) KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA

Hằng năm, cứ vào thời điểm giao mùa cũng là lúc tôm nuôi phát sinh nhiều dịch bệnh, chết hàng loạt. Ðể quản lý tốt ao nuôi trong điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay, người nuôi tôm cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nhằm hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết gây ra.

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁNG THỂ LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN TÔM
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁNG THỂ LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN TÔM

Khi tôm bị nhiễm khuẩn việc điều trị bằng kháng sinh trở nên phổ biến. Việc sử dụng kháng sinh không đúng qui định gây ảnh hưởng tới sức khỏe động vật nuôi, môi trường sinh thái, tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh dẫn đến giảm hiệu quả điều trị bệnh, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và tồn lưu trong sản phẩm thủy sản. Do vậy việc sử dụng kháng thể giúp tăng cường miễn dịch kháng lại các bệnh nguy hiểm trên tôm đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao.  

Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả
Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả

Độ kiềm là chỉ số quan trọng có ảnh hưởng đến hệ đệm trong nước, quá trình lột xác và tốc độ đăng trưởng của tôm. Vì vậy việc quản lý độ kiềm trong ngưỡng thích hợp là rất quan trọng giúp tôm phát triển tốt, nâng cao nâng suất thu hoạch.

NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt... các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây các bệnh về gan và đường ruột, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây tổng hợp các biện pháp cắt tảo, mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng, tùy tình trạng mỗi ao mà bà con có thể chọn phương pháp cắt tảo cho phù hợp.

LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cây Yucca có nguồn gốc từ các sa mạc ở Tây Nam Hoa Kỳ và Mexico. Các chất chiết xuất của yucca có nhiều tác dụng hữu ích trong nuôi trồng thủy sản khi bổ sung vào thức ăn giúp cải thiện năng suất vật nuôi hoặc xử lý NH3 trong môi trường nước


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng