CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM

pH là yếu tố môi trường khiến tôm nhạy cảm nhất. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. pH cao hay thấp kéo dài đều làm tôm chậm tăng trưởng, chậm lột xác, stress, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, mất cân bằng áp suất thẩm thấu, suy giảm miễn dịch và dễ nhiễm bệnh.

Độ pH trong ao nuôi tôm là gì?

pH là chỉ số độ hoạt động của ion H+ trong một dung dịch. Trong nuôi tôm, pH được hiểu nôm na là tính axit hay tính kiềm của nước. Nghiên cứu cho rằng độ pH thích hợp cho ao nuôi là từ 7,5 – 8,5, pH tốt nhất trong khoảng 7.8-8.2, pH dao động trong ngày không vượt quá 0.5 (đo pH buổi sáng lúc 6h, buổi chiều lúc 14h).

Sử dụng bộ test sera đo pH trong suốt quá trình nuôi

Ảnh hưởng của pH đến ao nuôi tôm

- Khi ao bị tảo lam, tảo mắt, tảo giáp phát triển mạnh sẽ làm pH tăng cao, tôm thiếu oxy vào ban đêm, tảo này tàn để lại nhiều chất độc và hàm lượng khuẩn cao gây ảnh hưởng đến đường ruột tôm làm tôm dễ bị phân trắng, trống đường ruột. pH cao còn làm tăng tính độc NH3 gây độc cho tôm.

- Khi nước ao bị nhiễm phèn pH thường thấp làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất, tôm bị mềm vỏ hoặc lột xác không hoàn toàn, tăng tính độc của H2S. Ảnh hưởng nhẹ của H2S làm tôm yếu, dễ nhiễm bệnh, khi H2S ảnh hưởng nặng dẫn đến tôm chết đột ngột.

Sử dụng bút đo pH giúp kiểm tra pH chính xác ngay tại ao

* Cách tăng pH trong ao nuôi

Khi pH giảm vào ban đêm hoặc sau những cơn mưa thì bổ sung ALKALITE 15-25kg/1.000m3 vào ban ngày sẽ nâng được pH lên 0.3-0.5; nâng kiềm lên 20-40; tôm cứng vỏ và khoẻ rõ rệt.

*Cách hạ pH trong ao nuôi tôm

Nguyên lý chung là khi ta thêm axit [H+] thì nước thể hiện tính axit. Nếu nước đang mang tính kiềm (là pH đang cao) thì khi thêm axit [H+] sẽ làm cho pH sẽ giảm.

Do vậy, để giảm/hạ pH trong ao nuôi tôm, bà con có thể tạt một lượng đủ lớn các chất có tính axit như:

- Axit Citric: Cần tính lượng axit vừa đủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tham khảo để giảm pH từ 10 xuống 8 thì cần 1 gam Axitcitric cho 1000 m3 nước.

- Vitamin C (Ascorbic axit): Trộn với thức ăn: 1-3 gam/kg thức ăn, cho ăn 2-3 lần/ngày.

- Nước dứa ủ (được xay từ quả dứa): Tạt cho ao tôm đều có thể kéo hạ được pH. Tuy nhiên, do lượng axit [H+] này đưa xuống ao không đủ lớn, hoặc chỉ đưa xuống một vài lần và các chất kể trên sẽ bị phân giải nên pH có khả năng giảm không đáng kể hoặc giảm rồi tăng trở lại.

Một cách khác, khi ta ủ nhân sinh khối vi sinh Pro4000X Plus 6 viên hoặc 1 gói men Pond Clear + 5kg mật rỉ đường + 180L nước ủ yếm khí sau 24h tạt xuống ao. Quá trình này vi sinh biến hỗn hợp thành dung dịch có tính axit cao. Và điều này sẽ diễn ra trong ao tôm liên tục khi vi sinh hoạt động phân giải chất hữu cơ, nên trong ao tôm được sinh ra một lượng axit cũng giúp giảm được pH và giữ ổn định pH.

Lưu ý: Trường hợp pH cao do độ cứng của nước cao (ao dùng nước giếng khoan hay do bón lót đáy ao nhiều vôi) thì nên dùng EDTA để giảm độ cứng trước và sau đó là dùng các biện pháp hạ pH như trên.

Trong quá trình nuôi bà con có gặp các vấn đề cần hỗ trợ kỹ thuật vui lòng liên hệ hotline 0989714070 để được kỹ thuật hỗ trợ nhanh chóng!

Chúc quý bà con vụ mùa bội thu!


Tin tức liên quan

QUY TRÌNH NUÔI TÔM SMB
QUY TRÌNH NUÔI TÔM SMB

SMB là quy trình nuôi tôm thâm canh có tỷ lệ thành công rất cao, tốc độ lớn rất nhanh, rút ngắn thời gian nuôi so với mô hình nuôi thông thường, giúp gia tăng lợi nhuận và giảm chi phí nuôi. Với các ưu điểm vượt trội: * Tỷ lệ thành công 100% (Áp dụng cho 8 ao bạt ở 2 khu nuôi An Minh và Kiên Lương) * Tốc độ lớn rất nhanh, rút ngắn thời gian nuôi 20-30 ngày * Giảm chi phí thức ăn, điện, thuốc, nhân công…
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH TPD TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Polyhexamethylene biguanide (PHMB), Lactozyme có thể được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa để kiểm soát bệnh TPD sớm trong nuôi tôm.
Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả
Cách nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả

Độ kiềm là chỉ số quan trọng có ảnh hưởng đến hệ đệm trong nước, quá trình lột xác và tốc độ đăng trưởng của tôm. Vì vậy việc quản lý độ kiềm trong ngưỡng thích hợp là rất quan trọng giúp tôm phát triển tốt, nâng cao nâng suất thu hoạch.
BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM
BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM

Bệnh vi bào tử trùng do kí sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, thường xuất hiện trên các loài tôm nuôi nước lợ (tôm sú, tôm thẻ, tôm he) ở tất cả các giai đoạn. EHP kí sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ của tôm làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trọng và lột xác.
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁNG THỂ LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN TÔM
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁNG THỂ LÊN KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN TÔM

Khi tôm bị nhiễm khuẩn việc điều trị bằng kháng sinh trở nên phổ biến. Việc sử dụng kháng sinh không đúng qui định gây ảnh hưởng tới sức khỏe động vật nuôi, môi trường sinh thái, tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh dẫn đến giảm hiệu quả điều trị bệnh, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và tồn lưu trong sản phẩm thủy sản. Do vậy việc sử dụng kháng thể giúp tăng cường miễn dịch kháng lại các bệnh nguy hiểm trên tôm đã được thực hiện và mang lại hiệu quả cao.  
MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG AO CAO SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NHƯ THẾ NÀO
MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG AO CAO SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NHƯ THẾ NÀO

Đối với vi khuẩn có lợi, việc chúng phát triển nhanh chóng, thuận lợi ở môi trường nước ao nuôi đem lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi tôm. Ở một số ao, nếu mật độ vi khuẩn có lợi ít hoặc làm việc kém hiệu quả, người nuôi nên bổ sung thêm để giúp hỗ trợ ao nuôi ổn định, tôm phát triển khỏe mạnh hơn.  Ngược lại, nếu vi khuẩn gây hại phát triển với mật độ dày đặc, đây là tình trạng đáng báo động cho ao nuôi cũng như sức khỏe tôm đang sinh trưởng tại ao. 

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng