NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI PHÁT HIỆN TÔM BỊ BỆNH PHÁT SÁNG

Trong quá trình nuôi tôm nếu thường xuyên theo dõi vào ban đêm người nuôi sẽ quan sát thấy hiện tượng nước ao hay trên tôm cũng có hiện tượng phát sáng nhất là vào mùa nắng khi nhiệt độ và độ mặn tăng.  bệnh xảy ra trong tất cả giai đoạn từ ấu trùng đến khi tôm trưởng thành. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và xuất hiện quanh năm trên cả tôm sú và tôm thẻ, làm tôm bỏ ăn, chậm lớn, ảnh hưởng lớn đến năng suất vụ nuôi của bà con

Các nguyên nhân gây bệnh phát sáng

1. Do hàm lượng lân (phospho) trong nước, trong đất tăng cao

- Biểu hiện: khi chạy hệ thống quạt nước hay bơi xuồng trong ao quãng canh ta sẽ thấy nước phát sáng.

- Nguyên nhân: do hàm lượng lân trong nước tăng cao, có thể do độ mặn ao nuôi quá cao hoặc trong quá trình nuôi sử dụng thường xuyên một số chất có hàm lượng lân quá cao.

- Biện pháp xử lý: Thay nước 30-40% vào buổi chiều mát mỗi ngày. Tạt EDTA 4kg/1000m3 vào lúc 9h sáng và 3h chiều, liên tục 3 ngày.

2. Do tảo gây phát sáng

- Biểu hiện: nước ao nuôi có hiện tượng chớp tắt như sao đêm.

- Nguyên nhân: do tảo phát triển mạnh, đặc biệt là nhóm tảo roi (Dinoflagellate) chiếm ưu thế trong ao.

- Cách giải quyết: 

Cách 1: Ủ sục khí vi sinh PRO4000X theo tỷ lệ 10 viên + 2kg mật đường + 180L nước (nước ngọt, nước mưa, nước ao lắng sẳn sàng), cho ủ sục khí trên 15 tiếng. Xả xuống ao lúc 10h đêm, thực hiện 2-3 ngày liên tục và thay nước mạnh thay 30% nước/ngày vào lúc chiều mát.
Cách 2: Ủ sục khí vi sinh POND CLEAR theo tỷ lệ 1 gói POND CLEAR (227g) + 2kg mật đường + 180L nước (nước ngọt, nước mưa, nước ao lắng sẳn sàng), cho ủ sục khí trên 15 tiếng. Xả xuống ao lúc 10h đêm, thực hiện 2-3 ngày liên tục và kết hợp thay 30% nước/ngày vào lúc chiều mát.

3. Do vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi gây ra

Khi độ mặn và nhiệt độ của nước trong ao tăng, hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp thì bệnh phát sáng xuất hiện và vi khuẩn Vibrio Harveyi rất dễ dàng xâm nhập vào hệ thống gan tụy của tôm làm tôm bị suy yếu dễ mắc bệnh và chết.

- Biểu hiện: điểm sáng di chuyển theo tôm (hay còn gọi là tôm bị phát sáng), tôm chạy không định hướng. Các điểm sáng thường xuất hiện ở hậu môn, miệng, nếu bị nặng khu vực sáng sẽ lan rộng ra và lan quanh thành ruột có điểm sáng xanh.

https://file.hstatic.net/1000332634/file/phat_sang_-_trung_nuoc_2_95c90b5efbf742dd835f62479a97df84_grande.png

- Nguyên nhân: do vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi nhiễm bên ngoài và bên trong cơ thể tôm. Có thể do tôm bị bệnh từ trại giống hoặc vi khuẩn gặp điều kiện ao nuôi thuận lợi nên phát triển quá mức (đặc biệt là những ao nuôi cũ).

- Cách điều trị: Diệt khuẩn bằng VIKON GOLD 1kg/1000m3 lúc 9h sáng và lặp lại liều 2 sau 24h. 

Cần tư vấn và hỗ trợ bà con liên hệ hotline 0983 69 15 15 để được tư vấn và hỗ trợ.

Chúc Quý bà con được mùa trùng giá!


Tin tức liên quan

VÌ SAO TÔM CHẾT SAU MƯA, LÝ DO VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
VÌ SAO TÔM CHẾT SAU MƯA, LÝ DO VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Thường sau những trận mưa lớn, tôm nuôi rất dễ chết bất thường, nhất là vào thời điểm mùa mưa kéo dài (từ tháng 5 đến tháng 11). Vấn đề này làm cho không ít nông dân phải đau đầu vì không tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Với mục đích mang đến cho bà con những kinh nghiệm bổ ích để kịp thời phòng, trị và có một mùa vụ thành công, chúng tôi xin phép được giải đáp lý do vì sao tôm thường chết đột ngột sau mưa và đưa ra cách khắc phục cho hiện tượng này. 

CÁCH SỬ DỤNG VI SINH HIỆU QUẢ TRONG NUÔI TÔM
CÁCH SỬ DỤNG VI SINH HIỆU QUẢ TRONG NUÔI TÔM

Vi sinh có vai trò cực kỳ quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi, ở cả giai đoạn giống và giai đoạn nuôi thương. Hoạt động của vi sinh chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc duy trì chất lượng nước và kiểm soát dịch bệnh.

Cách diệt nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm
Cách diệt nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền gây rất nhiều khó khăn cho bà con nuôi tôm, cũng rất khó trị dứt điểm nếu bà con không biết cách xử lý đúng cách. Trong bài viết hôm nay, Topline sẽ hướng dẫn bà con cách đề phòng cũng như xử lý nếu chẳng may nấm xuất hiện trong ao tôm nhé.

ACID HỮU CƠ - THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
ACID HỮU CƠ - THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Hiện nay, vấn đề bệnh nhiễm khuẩn trên tôm cá đang được quan tâm hàng đầu. Nhiều người nuôi thủy sản đã chọn kháng sinh để xử lí nhanh các vấn đề trên. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng do tích tụ sinh học dư lượng các chất kháng sinh. Trước tình hình đó acid hữu cơ và muối của chúng được xem như giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc thay thế kháng sinh để kiểm soát các bệnh nhiễm khuẩn và cải thiện hiệu suất tăng trưởng trên tôm cá.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM

Tôm sinh trưởng bằng cách thay vỏ giáp cứng bằng vỏ giáp mới lớn hơn. Đây được gọi là quá trình lột xác của tôm. Vậy người nuôi cần chú ý những điều gì để có thể hỗ trợ tôm lột xác nhanh chóng, ít hao hụt nhất?

BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM
BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM

Bệnh vi bào tử trùng do kí sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, thường xuất hiện trên các loài tôm nuôi nước lợ (tôm sú, tôm thẻ, tôm he) ở tất cả các giai đoạn. EHP kí sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ của tôm làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trọng và lột xác.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng