KHÁNG THỂ Ig-Guard A PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG ĐỎ THÂN VÀ TEO GAN TRỐNG RUỘT (EMS) KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA

Hằng năm, cứ vào thời điểm giao mùa cũng là lúc tôm nuôi phát sinh nhiều dịch bệnh, chết hàng loạt. Ðể quản lý tốt ao nuôi trong điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay, người nuôi tôm cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nhằm hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết gây ra.

Tôm bị đốm trắng đỏ thân do WSSV

Thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm thấp tạo điều kiện cho bệnh đốm trắng đỏ thân (WSSV) bùng phát mạnh nhất là ở khu vực miền bắc và miền trung. Bệnh gây tỷ lệ chết 100% trong vòng vài ngày. Tác nhân gây bệnh WSSV do virus hiện nay chưa có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh là rất cần thiết.

Hiện nay Hàn Quốc đã sản xuất được kháng thể Ig-Guard A chứa 3 nhóm kháng thể sẽ nhận biết và bất hoạt gen VP28 của virus WSSV từ đó phòng bệnh đốm trắng đỏ thân, kháng thể nhận biết và tiêu diệt vi khuẩn Vibrio Parahaemolyicus gây bệnh teo gan trống ruột (EMS) giúp phòng và điều trị bệnh EMS hiệu quả. Sản phẩm có chứa protein và lợi khuẩn mật số cao thay thế cho men đường ruột.

Từ đó giúp tôm khả năng miễn dịch và tỷ lệ sống, ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong gan và ruột tôm, tôm tiêu hóa và hấp thu tốt thức ăn, cải thiện tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số FCR.

Dưới đây là kết quả cảm nhiễm bệnh WSSV và EMS sau 6-7 tuần cho ăn kháng thể Ig-Guard A đã thực nghiệm tại Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Tôm bị teo gan trống ruột do vibrio parahaemolyticus

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất bà con nên trộn kháng thể Ig-Guard A liều 5g/kg thức ăn cho ăn tất cả các cử trong ngày, khi tôm có dấu hiệu nhiễm khuẩn bị bệnh về gan, đường ruột, có hao lác đác bà con trộn liều 10g/kg thức ăn cho ăn 100% thức ăn trong ngày đến khi tôm khỏi bệnh sau đó duy trì trộn 5g/kg thức ăn trong suốt vụ.

https://media.loveitopcdn.com/29908/144716-ig-guard-a.jpg

Kháng thể Ig-Guard A phòng đốm trắng đỏ thân, phòng và trị teo gan trống ruột

Kháng thể Ig - Guard A của Hàn Quốc đang được Cty TNHH XNK Nguyên Liệu TopLine phân phối tại Việt Nam. Quý công ty và Quý đại lý có nhu cầu hợp tác, Fram nuôi, hộ nuôi cần sử dụng sản phẩm vui lòng liên hệ hotline 0983 69 15 15 để được tư vấn và hỗ trợ!


Tin tức liên quan

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM BỊ ĐỐM TRẮNG
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM BỊ ĐỐM TRẮNG

Bệnh đốm trắng được biết đến từ lâu và là một bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tôm bị đốm trắng cũng do virus mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường.

CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM
CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM

Vi khuẩn Vibrio là một trong những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng cho tôm. Những bệnh này có thể gây chết tỷ lệ lên đến 100%, gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi tôm và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nghề nuôi tôm ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung trong thập kỷ qua.

CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM

Khi tảo khuê chiếm ưu thế ở trong ao thì nước sẽ có màu vàng trà. Tảo khuê là tảo có lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng rất tốt cho tôm lúc mới thả, ngoài ra giúp tăng lượng oxy hòa tan vào ban ngày và che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao nên hạn chế sự phát triển của tảo độc. Vì vậy, việc gây màu vàng trà cho nước ao tôm là vô cùng cần thiết trước khi thả.

KHOÁNG CHẤT TRONG AO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
KHOÁNG CHẤT TRONG AO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Tôm thẻ chân trắng được nuôi truyền thống ở các vùng nước ven biển hoặc cửa sông, với độ mặn dao động từ 15-40 ppt. Hiện nay với điều kiện nuôi thâm canh hóa, tôm thẻ chân trắng dần được nuôi nhiều với độ mặn thấp hơn từ 0-10 ppt. Tuy nhiên việc nuôi ở độ mặn thấp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng khoáng tự nhiên nên việc bổ sung khoáng trong quá trình nuôi là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus
ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus

Sự biến động các yếu tố thuỷ lý hoá như nhiệt độ, độ mặn, oxy, NH3, NO2, pH nước trong ao sẽ gây stress cho tôm, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của tôm và tăng tính nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh cơ hội có sẵn trong ao nuôi. Mức pH nước thấp (4,6-5) hoặc cao (9-9,5) đã làm suy giảm hệ miễn dịch trên tôm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đề kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Các bệnh về mang tôm (đen mang, đỏ mang, phồng nắp mang)
Các bệnh về mang tôm (đen mang, đỏ mang, phồng nắp mang)

Có nhiều nguyên nhân làm tổn thương mang tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hô hấp, gây chết tôm và làm giảm giá trị thương phẩm. Việc xác định đúng nguyên nhân là rất quan trọng để có giải pháp xử lý kịp thời hiệu quả, giúp giảm thiệt hại cho người nuôi.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng