Cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Việc nuôi thâm canh với mật độ cao sau một thời gian sẽ xuất hiện khí độc NO2, nếu hàm lượng NO2 quá cao sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hô hấp, cân bằng áp suất thẩm thấu làm tôm lột xác không cứng vỏ, tôm bị nổi đầu có thể chết rải rác hoặc hàng loạt. 

Cơ chế hình thành khí độc NO2 trong ao nuôi

Khí NO2 là một loại khí độc được sinh ra trong quá trình phân hủy hữu cơ từ thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo, vỏ tôm lột...của một số loài vi khuẩn đặc trưng. Cụ thể thì quá trình đó gọi là nitrat hóa.

Quá trình nitrat hóa là quá trình sinh học mà ở đó vi khuẩn nitrat hóa sẽ oxy hóa NH3 (độc cho tôm) thành NO3 (không độc cho tôm) thông qua sự hình thành NO2 (gây độc cho tôm) trong điều kiện có oxy.

Quá trình nitrat hóa gồm 2 giai đoạn: giai đoạn chuyển hóa NH3 thành NO2 nhờ nhóm vi khuẩn nitrit (Nitrosomonas spp và Nitrosococcus spp), giai đoạn NO2 chuyển hóa thành NO3 nhờ nhóm vi khuẩn nitrat (Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp).

Vi khuẩn nitrit cần lượng oxy nhỏ để biến đồi NH3 thành NO2, trong khi vi khuẩn nitrat hóa là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc cần lượng lớn oxy để chuyển NO2 thành NO3. Vì vậy khi hàm lượng oxy thấp NH4 vẫn sẽ chuyển sang NO2 và tích lũy trong nước ao nếu NO2 quá cao sẽ gây độc cho tôm.

Ảnh hưởng của khí độc NO2

- NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường.

- Gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu (ở những ao nuôi có độ mặn thấp) do NO2 cạnh tranh với ion Cl–

- Khi ao bị NO2 cao tôm sẽ lột xác không cứng vỏ, chậm lớn, bị tổn thương mang.

- Hàm lượng NO2 trong ao quá cao khiến tôm bị lờ đờ, sốc, đỏ thân, chậm lớn, tấp mé, bỏ ăn…nếu không xử lý kịp thời tôm sẽ dễ nhiễm bệnh, nổi đầu và chết hàng loạt hoặc rải rác vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.

Cách khống chế khí độc NO2

- Tránh nuôi mật độ quá cao

- Quản lý thức ăn tốt tránh cho ăn dư

- Siphon đáy ao nuôi làm giảm chất thải, mùn bả hữu cơ, thức ăn dư thừa tích tụ đáy ao

- Sử dụng men vi sinh chất lượng như PRO4000X Plus (6 viên/1.000m3) xen kẽ POND CLEAR (1 gói/2.000m3) trong suốt quá trình nuôi để khống chế khí độc NO2

- Cung cấp đầy đủ oxy trong quá trình nuôi để thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ

- Định kỳ đo khí độc NO2 để có hướng xử lý kịp thời

 Bộ test sera đo khí độc NO2

Cách xử lý khi hàm lượng NO2 cao

- Giảm lượng thức ăn

- Thay nước 30-50% nước ao nuôi vào lúc chiều mát, rải trực tiếp ECO BIO 2kg/1000m3 và lúc 8h tối để hấp thụ nhanh khí độc, sáng 8h cấy men PRO4000X Plus 6 viên/1.000m3. Thực hiện 2-3 ngày liên tục.

- Tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước: tăng cường chạy quạt, sục khí oxy, hoặc bổ sung oxy viên

Những chia sẽ trên sẽ giúp bà con hiểu thêm về quá trình hình thành khí độc NO2, cũng như những tác hại xấu do NO2 cao gây ra. Để từ đó người nuôi có biện pháp quản lý NO2 trong ngưỡng an toàn, tránh khí độc bùng phát ảnh hưởng đến tôm nuôi.

 

Bà con cần hỗ trợ vui lòng liên hệ 0983 69 15 15 để được tư vấn chi tiết.

 

Chúc bà con được mùa được giá!


Tin tức liên quan

CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM

Khi tảo khuê chiếm ưu thế ở trong ao thì nước sẽ có màu vàng trà. Tảo khuê là tảo có lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng rất tốt cho tôm lúc mới thả, ngoài ra giúp tăng lượng oxy hòa tan vào ban ngày và che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao nên hạn chế sự phát triển của tảo độc. Vì vậy, việc gây màu vàng trà cho nước ao tôm là vô cùng cần thiết trước khi thả.

XỬ LÝ CHẤT LƠ LỮNG, LỢN CỢN TRONG AO TÔM HIỆU QUẢ
XỬ LÝ CHẤT LƠ LỮNG, LỢN CỢN TRONG AO TÔM HIỆU QUẢ

Hiện tượng nước ao nuôi xuất hiện các chất lơ lửng, lợn cợn làm cho nước bị đục so với bình thường ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và sự phát triển của tôm rất nhiều. Dưới đây là các nguyên nhân và các giải pháp thích hợp nhất để cải thiện hiệu quả vấn đề nước ao bị lợn cợn. 

GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ THAY THẾ KHÁNG SINH VÀ HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN
GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ THAY THẾ KHÁNG SINH VÀ HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN

Việc sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm mang lại một số lợi ích trong việc kiểm soát và điều trị các bệnh lý nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây ra một số vấn đề tiềm ẩn và hậu quả nghiêm trọng đến vụ nuôi. Vì vậy việc tìm ra giải pháp thay thế kháng sinh là rất cần thiết.

CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM
CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM

Vi khuẩn Vibrio là một trong những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng cho tôm. Những bệnh này có thể gây chết tỷ lệ lên đến 100%, gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi tôm và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nghề nuôi tôm ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung trong thập kỷ qua.

CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM
CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM

Là một trong những căn bệnh thường gặp và phổ biến, bệnh mềm vỏ, ốp thân trên tôm tuy không nghiêm trọng như các bệnh phân trắng, đầu vàng nhưng làm tôm chết rải rác, khiến tôm mất đi giá trị thương phẩm và không đạt tiêu chuẩn để thu mua, xuất khẩu. Vậy, những biểu hiện nào cho thấy tôm đang bị mềm vỏ, ốp thân? Và làm sao để phòng trị hiệu quả nhất?

CÁCH SỬ DỤNG VI SINH HIỆU QUẢ TRONG NUÔI TÔM
CÁCH SỬ DỤNG VI SINH HIỆU QUẢ TRONG NUÔI TÔM

Vi sinh có vai trò cực kỳ quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi, ở cả giai đoạn giống và giai đoạn nuôi thương. Hoạt động của vi sinh chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc duy trì chất lượng nước và kiểm soát dịch bệnh.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng