CÁCH PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG DO VIRUS WSSV HIỆU QUẢ

Nghề nuôi tôm trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang được phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, cùng với sự thâm canh hóa và gia tăng về diện tích nuôi tôm, sử dụng giống sinh sản nhân tạo ở mật độ cao, sự di nhập tôm giống và tôm bố mẹ,…đã dẫn đến sự xuất hiện và lây lan của nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh đốm trắng do vi-rút WSSV gây ra, bệnh đang là mối đe dọa nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất và sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm. 

Bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus - WSSV) WSSV là vi-rút gây thiệt hại nặng nề nhất ở tôm nuôi trên thế giới (Walker and Mohan, 2009). Bộ gen của WSSV là ADN dạng vòng xoắn kép, kích thước từ 292- 307 kbp. 

Đặc điểm sinh học

Virus xâm nhập vào nhân tế bào gây hoại tử và sưng to. Virus sống và tồn tại trong nước có độ mặn từ 5-40 phần ngàn, pH từ 4 – 10, có khả năng chịu đựng nhiệt độ từ 0-80°C

Hình 1: Tôm bị nhiễm WSSV (trái); đốm trắng trên vỏ đầu ngực (giữa); dưới kính hiển vi điện tử WSSV có dạng hình trứng, một đầu có phần phụ giống như cái đuôi (phải). Các protein cấu trúc của WSSV gồm VP15, VP19, VP24, VP26 và VP28; trong số này thì VP28 tham gia vào quá trình lây nhiễm.

Dấu hiệu bệnh lý

Ở tôm nhiễm WSSV là những đốm trắng trên vỏ đầu ngực (Hình 1a và 1b), tôm nhiễm bệnh trở nên lờ đờ, tập trung ở gần bờ, giảm ăn (Chou et al., 1995). Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, nhưng tỉ lệ chết cao nhất thường xuất hiện từ 1–2 tháng sau thả giống, khi môi trường nuôi xấu đi và nhất là khi độ mặn thay đổi, nhiệt độ nước giảm thấp (khoảng từ 23-28°C), tỉ lệ tôm chết có thể lên đến 80-100% trong vòng 5-10 ngày nhiễm WSSV.

Vật chủ mang mầm bệnh

WSSV có phổ loài cảm nhiễm rất rộng bao gồm các giáp xác thuộc bộ mười chân như tôm biển, tôm hùm và cua (Walker và Mohan, 2009). Một số vật chủ truyền bệnh WSSV như động vật hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ, Copepod, một số loài chân khớp như Isopoda có thể tích lũy WSSV ở mật độ cao mà không biểu hiện bệnh (OIE, 2009).

Phương thức lan truyền

- Lây lan theo chiều dọc: Từ bố mẹ nhiễm bệnh lây lan cho con.

- Lây lan theo chiều ngang: bị nhiễm virus từ nguồn nước nuôi, do tôm ăn nhau hay ăn những loài giáp xác khác, từ cua, còng mang virus từ ao này sang ao kia, từ dụng cụ sản xuất còn mang mầm bệnh, từ tôm chết, do người hoặc chim, còn, nhạn biển vô tình đưa vào ao...

Trong đó lây lan theo chiều ngang là đường lan truyền chủ yếu. Bệnh đốm trắng dễ bùng phát khi tôm bị sốc do môi trường bến đổi xấu.

Cách phòng bệnh hiệu quả

Bệnh rất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn cho người nuôi hiện chưa có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh cần được chú trọng đề phòng bằng cách:

❇️ Chọn giống không nhiễm WSSV

❇️ Che lưới chống chim cò, nhạn biển, rào chắn kỹ tránh các loài giáp xác như cua, còng… mang mầm bệnh vào ao

❇️ Tiệt trùng nguồn nước và dụng cụ kỹ bằng Chlorine liều 25ppm trước khi cho vào ao nuôi

❇️ Bổ sung kháng thể Ig -Guard A cho tôm, kháng thể sẽ nhận biết và bất hoạt gen VP28 của WSSV, kháng thể vây bắt và tiêu diệt khuẩn Vibrio giúp phòng bệnh đỏ thân đốm trắng và các bệnh nhiễm khuẩn Vibrio hiệu quả.

Kháng thể này đang được Cty TNHH XNK Nguyên Liệu TopLine phân phối độc quyền tại Việt Nam. Vui lòng liên hệ hotline 0983 69 15 15 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!


Tin tức liên quan

CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM

Khi tảo khuê chiếm ưu thế ở trong ao thì nước sẽ có màu vàng trà. Tảo khuê là tảo có lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng rất tốt cho tôm lúc mới thả, ngoài ra giúp tăng lượng oxy hòa tan vào ban ngày và che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao nên hạn chế sự phát triển của tảo độc. Vì vậy, việc gây màu vàng trà cho nước ao tôm là vô cùng cần thiết trước khi thả.
Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm
Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh đốm đen có thể gây tỷ lệ chết cao cho tôm, tôm còn lại thường bị thẹo, xấu và bị giảm giá trị khi thu hoạch. Vì vậy việc phòng bệnh và sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao
BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM
BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM

Bệnh vi bào tử trùng do kí sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, thường xuất hiện trên các loài tôm nuôi nước lợ (tôm sú, tôm thẻ, tôm he) ở tất cả các giai đoạn. EHP kí sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ của tôm làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trọng và lột xác.
MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG AO CAO SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NHƯ THẾ NÀO
MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG AO CAO SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NHƯ THẾ NÀO

Đối với vi khuẩn có lợi, việc chúng phát triển nhanh chóng, thuận lợi ở môi trường nước ao nuôi đem lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi tôm. Ở một số ao, nếu mật độ vi khuẩn có lợi ít hoặc làm việc kém hiệu quả, người nuôi nên bổ sung thêm để giúp hỗ trợ ao nuôi ổn định, tôm phát triển khỏe mạnh hơn.  Ngược lại, nếu vi khuẩn gây hại phát triển với mật độ dày đặc, đây là tình trạng đáng báo động cho ao nuôi cũng như sức khỏe tôm đang sinh trưởng tại ao. 
KHÍ ĐỘC NO2 TRONG AO TÔM
KHÍ ĐỘC NO2 TRONG AO TÔM

Nguồn gốc NO2 trong ao tôm Trong quá trình tiêu thụ thức ăn, tôm chỉ hấp thu được khoảng 25% lượng đạm có trong thức ăn, khoảng 75% còn lại sẽ được bài tiết qua phân. Cùng với lượng đạm có trong thức ăn dư thừa, xác tảo, xác tôm chết phân hủy hoặc từ nguồn nước cấp vào. Lượng đạm này trong ao tôm sẽ được chuyển hóa thành NH3/NH4 . NO2 là sản phẩm trung gian của quá trình nitrat hóa (là quá trình chuyển hóa NH3 thành NO3).
CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM
CÁCH TĂNG pH HOẶC GIẢM pH NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM

pH là yếu tố môi trường khiến tôm nhạy cảm nhất. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. pH cao hay thấp kéo dài đều làm tôm chậm tăng trưởng, chậm lột xác, stress, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, mất cân bằng áp suất thẩm thấu, suy giảm miễn dịch và dễ nhiễm bệnh.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng