NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt... các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây các bệnh về gan và đường ruột, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây tổng hợp các biện pháp cắt tảo, mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng, tùy tình trạng mỗi ao mà bà con có thể chọn phương pháp cắt tảo cho phù hợp.

Sử dụng vôi

Trong khoảng 30 ngày đầu tiên ao nuôi thường có màu xanh nhạt, bắt đầu từ những ngày sau đó nước sẽ đậm dần cho đến khi thu hoạch. Màu nước thay đổi và đậm dần nguyên nhân chính là do quá trình cho ăn các chất hữu cơ dư thừa bị tích tụ lại giúp tảo phát tiện nhanh chóng, làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước dẫn đến hiện tượng tôm bị nổi đầu. Vôi có nhiều tác dụng trong xử lý môi trường, đặc biệt có thể dùng để cắt tảo độc. Cơ chế cắt tảo của vôi: Vôi (CaO) hòa tan trong nước tạo ra Ca(OH)2 mang tính bazơ, khi đánh xuống ao sẽ làm tăng pH cục bộ trong ao, khoảng pH tăng cao không nằm trong ngưỡng thích nghi của tảo, dẫn đến làm chết tảo, từ đó sẽ cắt được tảo trong ao.

Khi thấy ao nuôi có nhiều tảo độc, người nuôi cần sử dụng vôi liều 30kg/1000m3 nước lúc 11-12 giờ đêm. Đối với ao bạt sau khi cắt tảo nên xiphong đáy ao để tránh hiện tượng tích tụ vôi lắng xuống đáy ao, gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến tôm.

Chi phí sử dụng vôi để cắt tảo thấp nên sẽ tiết kiệm, tuy nhiên để sử dụng vôi cắt tảo có nhiều nhược điểm như: cắt tảo tức thời không lâu dài vì ao thừa dinh dưỡng tảo sẽ phát triển mạnh trở lại, vôi cũng làm tăng độ kiềm của nước ao ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác...

Ưu điểm khi cắt tảo bằng vôi: Dễ thực hiện, đem lại hiệu quả tức khắc; Chi phí thấp.

Nhược điểm: Không diệt triệt để được tảo; làm tăng độ kiềm của nước; ô nhiễm môi trường nước, gây ảnh hưởng đến tôm.

Đồng Sunfat (CuSO4)

Đồng sunfat hay được gọi là phèn xanh, hay có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi lĩnh vực sử dụng, đây là một hợp chất Vô cơ có công thức hóa học là CuSO4.xH20, “x” nằm trong khoảng từ 0 đến 5. Trong đó, phổ biến nhất là pentahydrat (x = 5). Chúng là những tinh thể màu xanh lam hoặc xanh tím, dạng bột kết tinh, dễ tan trong nước, không mùi không cháy. Đồng sunphat là chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ động thực vật. Là hóa chất được sử dụng để diệt các loại ốc, hến, con hai mảnh vỏ.

Ngoài ra, nếu sử dụng liều lượng hợp lý thì đồng sunphat có thể diệt được tảo độc trong ao nuôi rất hiệu quả. Ưu điểm khi cắt tảo bằng đồng Sunphat là dễ thực hiện, hiệu quả ngay sau khi sử dụng. Nhược điểm là dễ làm sụp tảo, mất tảo nếu quá liều lượng quy định, tảo độc sẽ sớm phát triển trở lại do ao nuôi vẫn đang có rất nhiều chất dinh dưỡng dư thừa.

Sử dụng lúc trời nắng nóng và chạy quạt nước. Sử dụng hiệu quả khi độ kiềm ao khoảng 100 - 200 mg/lit.

Tảo lam trong ao nuôi phát triển quá mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm

Sử dụng vi sinh

Là giải pháp được khuyên dùng vì an toàn và đạt hiệu quả cao. Dùng men vi sinh chủng Bacillus, đây là chủng men vi sinh có thể phát triển tốt khi nhiệt độ và nồng độ muối thay đổi. Một số chủng Bacillus sp có khả năng phân hủy nitơ cũng như tiết các enzyme đẩy nhanh quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ và các sản phẩm độc như amoniac.

Cơ chế cắt tảo bằng vi sinh rất đơn giản đó là bổ sung một lượng lớn các vi khuẩn Bacillus spp vào ao nuôi, chúng sẽ sinh sôi và cạnh tranh sinh học trực tiếp với tảo độc, từ đó làm giảm nguồn dinh dưỡng khiến cho tảo độc giảm dần số lượng từ đó không có khả năng gây hại cho tôm.

Enzyme

Cơ chế cắt tảo bằng enzyme: Enzyme cắt tảo dựa trên nguyên lý sinh học, dùng tác động phân hủy chất hữu cơ của các enzyme đặc hiệu (chất hữu cơ chính là nguồn dinh dưỡng chính cho sự phát triển của tảo). Mỗi enzyme có phản ứng đặc trưng riêng cho mỗi kiểu xúc tác của nó. Ví dụ, enzyme protase có khả năng thủy phân các protein không hòa tan, cellulase bẻ gãy các cellulose, lypase xúc tác cho chất béo...

Không có 1 loại enzyme đặc hiệu nào có hiệu quả cho mọi loại tác dụng mà thường phải pha chế các hỗn hợp enzyme để đạt hiệu quả cao nhất. Sau khi cắt tảo, lượng tảo chết đi sẽ được enzyme tiếp tục phân hủy, tạo thành thức ăn tự nhiên cho tôm.

Ưu điểm: Không gây sụp tảo ồ ạt và đột ngột, không gây sốc, gây độc cho tôm. Không ảnh hưởng đến tôm nhỏ, không làm tôm bỏ ăn. Không gây ô nhiễm nguồn nước sau khi tảo chết; Cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên (lod, Phosphor, Potassium...) đến từ việc phân giải xác tảo cung cấp cho sự phát triển của tôm; Tác động của enzyme nhanh hơn gấp nhiều lần so với men vi sinh, đồng thời enzyme có thể hoạt đông tốt trong nhiều môi trường khác biệt.

Bà con nên sử dụng men Pond Clear vừa có chứa các dòng vi sinh có lợi hoạt lực rất mạnh và các enzyme hàm lượng cao khi ủ sục khí giúp cắt tảo xanh nhanh an toàn và hiệu quả. 

Men vi sinh Pond Clear cắt tảo xanh, gây màu trà

Bà con cần tư vấn hỗ trợ hoặc đặt hàng vui lòng liên hệ đến số hotline 0983 69 15 15 (zalo) để được kỹ thuật viên hỗ trợ.

Chúc Quý bà con mùa vụ bội thu!

 

 

 

 


Tin tức liên quan

VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG
VERMIFORM GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG

Bài viết này mô tả thể Vermiform. Đây là một “vật thể” lạ được tìm thấy nhiều trong gan tụy tôm bị phân trắng. Bề ngoài vermiform nhỏ, thấy được qua kính hiển vi bao gồm nhiều màng mỏng độc lập kết hợp lại với nhau thành một thể liền mạch. Vậy đây có phải là một mầm bệnh thực thụ trên tôm như virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng không?

CÁCH SỬ DỤNG VI SINH HIỆU QUẢ TRONG NUÔI TÔM
CÁCH SỬ DỤNG VI SINH HIỆU QUẢ TRONG NUÔI TÔM

Vi sinh có vai trò cực kỳ quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi, ở cả giai đoạn giống và giai đoạn nuôi thương. Hoạt động của vi sinh chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc duy trì chất lượng nước và kiểm soát dịch bệnh.

CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM
CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM

Vi khuẩn Vibrio là một trong những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng cho tôm. Những bệnh này có thể gây chết tỷ lệ lên đến 100%, gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi tôm và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nghề nuôi tôm ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung trong thập kỷ qua.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM BỊ ĐỐM TRẮNG
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM BỊ ĐỐM TRẮNG

Bệnh đốm trắng được biết đến từ lâu và là một bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tôm bị đốm trắng cũng do virus mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường.

KHÍ ĐỘC NO2 TRONG AO TÔM
KHÍ ĐỘC NO2 TRONG AO TÔM

Nguồn gốc NO2 trong ao tôm

Trong quá trình tiêu thụ thức ăn, tôm chỉ hấp thu được khoảng 25% lượng đạm có trong thức ăn, khoảng 75% còn lại sẽ được bài tiết qua phân. Cùng với lượng đạm có trong thức ăn dư thừa, xác tảo, xác tôm chết phân hủy hoặc từ nguồn nước cấp vào. Lượng đạm này trong ao tôm sẽ được chuyển hóa thành NH3/NH4 NO2 là sản phẩm trung gian của quá trình nitrat hóa (là quá trình chuyển hóa NH3 thành NO3).

XỬ LÝ CHẤT LƠ LỮNG, LỢN CỢN TRONG AO TÔM HIỆU QUẢ
XỬ LÝ CHẤT LƠ LỮNG, LỢN CỢN TRONG AO TÔM HIỆU QUẢ

Hiện tượng nước ao nuôi xuất hiện các chất lơ lửng, lợn cợn làm cho nước bị đục so với bình thường ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và sự phát triển của tôm rất nhiều. Dưới đây là các nguyên nhân và các giải pháp thích hợp nhất để cải thiện hiệu quả vấn đề nước ao bị lợn cợn. 


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng