NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM BỊ ĐỐM TRẮNG

Bệnh đốm trắng được biết đến từ lâu và là một bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tôm bị đốm trắng cũng do virus mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường.

1. Tôm bị đốm trắng do virus WSSV

Triệu chứng của bệnh là tôm có rất nhiều đốm trắng kích thước 0,5-2,0 mm xuất hiện bên trong vỏ nhất là ở giáp đầu ngực (Hình 1), đốt bụng thứ 5, thứ 6 và lan toàn thân. Bên cạnh đó, tôm bệnh hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ ao. Đôi khi tôm có dấu hiệu đỏ thân. Bệnh thường xuất hiện ở thời điểm 1-2 tháng sau khi thả nuôi, khi môi trường nuôi tôm xấu bệnh dễ xuất hiện. Khi các đốm trắng xuất hiện sau 3-10 ngày tôm chết hầu hết trong ao nuôi (100%), tỉ lệ chết cao và nhanh .

http://vienloci.org.vn/uploads/vienloci/2017/10/wssv1.png http://vienloci.org.vn/uploads/vienloci/2017/10/wssv2.png

Hình 1. Tôm bị đốm trắng do virus WSSV

2. Đốm trắng do môi trường

Tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khoẻ mạnh, không có tôm tấp bờ, đàn tôm vẫn hoạt động và ăn đều ở mức bình thường, chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng hơi chậm thì nguyên nhân bị đốm trắng là do môi trường chứ không phải là do vi-rút hay vi khuẩn. Khi độ cứng (Ca2+ và Mg2+) của nước cao, tôm sẽ hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện trên vỏ những đốm trắng.

Để khắc phục hiện tượng này có thể thay nước để làm giảm độ cứng, tránh bón vôi quá liều, cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với biện pháp kích thích lột xác. Sau khi lột xác thì đốm trắng sẽ mất đi.

3. Đốm trắng do vi khuẩn BWSS

Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn Bacterial White Spot Syndrome - BWSS, được cho là thuộc họ Bacillaceae.

Trong giai đoạn đầu nhiễm khuẩn tôm vẫn còn hoạt động ăn mồi và lột vỏ, lúc đó có thể mất đi các đốm trắng. Tuy nhiên quá trình lột vỏ bị chậm lại, chậm lớn và chết rải rác đối với tôm bị nhiễm nặng nhưng không có hiện tượng tôm chết hàng loạt, hầu hết tôm bị đóng rong, mang bị bẩn. Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể (Hình 2). Hiện tượng ăn mòn làm lớp vỏ thoái hóa và mất màu sắc. Đốm trắng hình tròn, nhỏ và ít hơn đốm trắng do vi-rút (WSSV).  

HÌnh 2. Vỏ đầu ngực của tôm bị đốm trắng do vi khuẩn (BWSS)

Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng, trong khi đó đốm trắng do vi-rút có đốm đen (melanin) ở giữa. Các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết. Nhìn chung tôm có ăn chậm hơn nhưng không gây thiệt hại đáng kể.

Kiểm tra mô học chỉ có tổn thương lớp cutin, không phát hiện thể vùi nội nhân đặc trưng ở nội bì và trung bì. PCR cho kết quả âm tính với vi-rút gây bệnh đốm trắng.

Trên đây là cách phân biệt bệnh đốm trắng do virus, vi khuẩn và môi trường giúp người nuôi có thể xác định đúng nguyên nhân để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.

Cần hỗ trợ về kỹ thuật bà con vui lòng liên hệ hotline 0983 69 15 15 để được tư vấn!

Chúc bà con vụ mùa bội thu!


Tin tức liên quan

CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM

Khi tảo khuê chiếm ưu thế ở trong ao thì nước sẽ có màu vàng trà. Tảo khuê là tảo có lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng rất tốt cho tôm lúc mới thả, ngoài ra giúp tăng lượng oxy hòa tan vào ban ngày và che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao nên hạn chế sự phát triển của tảo độc. Vì vậy, việc gây màu vàng trà cho nước ao tôm là vô cùng cần thiết trước khi thả.
CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM
CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐÓNG RONG, ĐÓNG NHỚT TRÊN TÔM

Tôm bị đóng rong, đóng nhớt là một trong những hiện tượng khá phổ biến tại Việt Nam. Khi môi trường nước nuôi ô nhiễm và không được xử lý thường xuyên, sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân như protozoan (động vật nguyên sinh), tảo, ký sinh trùng, vi khuẩn,… gây bệnh. Theo dõi để phát hiện kịp thời và đưa ra cách xử lý thích hợp sẽ giúp tôm khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế của người nuôi.
MỘT SỐ LOÀI TẢO VÀ CÁCH KIỂM SOÁT TẢO TRONG AO NUÔI TÔM
MỘT SỐ LOÀI TẢO VÀ CÁCH KIỂM SOÁT TẢO TRONG AO NUÔI TÔM

  Tảo là một nhóm thực vật lớn và đa dạng, có dạng đơn bào hoặc đa bào, chủ yếu sống tự dưỡng, quang hợp nhờ ánh sáng mặt trời và CO2 . Trong môi trường thủy vực, tảo đóng vai trò là mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên và là nguồn cung cấp oxi chủ yếu nhất cho các động vật thủy sinh sinh sống.
VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM
VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM

Vào những năm 40 của thế kỷ XX, Peniciline là kháng sinh đầu tiên được tìm và ứng dụng trong điều trị bệnh, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của nền y học thế giới. Về sau, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta dần tổng hợp được nhiều loại kháng sinh và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ngày nay, việc sử dụng phổ biến và lạm dụng quá mức kháng sinh lâu dài dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh trên nhiều loài vi khuẩn tạo nên mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe động vật và con người.  
GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ THAY THẾ KHÁNG SINH VÀ HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN
GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ THAY THẾ KHÁNG SINH VÀ HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN

Việc sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm mang lại một số lợi ích trong việc kiểm soát và điều trị các bệnh lý nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây ra một số vấn đề tiềm ẩn và hậu quả nghiêm trọng đến vụ nuôi. Vì vậy việc tìm ra giải pháp thay thế kháng sinh là rất cần thiết.
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt... các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây các bệnh về gan và đường ruột, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây tổng hợp các biện pháp cắt tảo, mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng, tùy tình trạng mỗi ao mà bà con có thể chọn phương pháp cắt tảo cho phù hợp.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng