CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM

Vi khuẩn Vibrio là một trong những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng cho tôm. Những bệnh này có thể gây chết tỷ lệ lên đến 100%, gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi tôm và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nghề nuôi tôm ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung trong thập kỷ qua.

1. Vi khuẩn Vibrio spp. là gì?

Vi khuẩn Vibrio là một chi của vi khuẩn Gram âm, sở hữu một hình dạng cong-que (dấu phẩy), một vài loài trong số đó có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, thường kết hợp với ăn hải sản chưa nấu chín. Thường được tìm thấy trong nước mặn, các loài vi khuẩn Vibrio là loài vi khuẩn kỵ khí thử nghiệm dương tính với chất oxy hóa và không hình thành bào tử.

Giống vi khuẩn Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria.. Đặc điểm chung các loài vi khuẩn Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 μm. Chúng không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh.

Tất cả chúng đều yếm khí tuỳ tiện và hầu hết là oxy hoá và lên men trong môi trường O/F Glucose. Thiosulphate citrate bile salt agar TCBS là môi trường chọn lọc của Vibrio. Hầu hết các loài đều phát triển trong môi trường nước biển cơ bản, Na+ kích thích cho sự phát triển của tất cả các loài Vibrio và nhiều loài là nhu cầu tuyệt đối, chúng không phát triển trong môi trường không muối (NaCl), không sinh H2S.

Một số loài Vibrio đã được xác định là mầm bệnh chính, bao gồm V. parahaemolyticus và V. harveyi đã được mô tả là loài gây bệnh chính trên tôm. V. harveyi là một trong những tác nhân gây bệnh phát sáng, gây tử vong hàng loạt ở các hệ thống nuôi ấu trùng penaeid trên cả tôm sú và TTCT.

Vi khuẩn phát sáng được tìm thấy trên vỏ giáp, mang và ruột. Có thể gây bệnh ở tất cả các giai đoạn này nhưng phổ biến ở giai đoạn giống.

Hội chứng tôm chết sớm hay bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) là một bệnh do vi khuẩn V. parahaemolyticus gây ra. V. parahaemolyticus là một loại vi khuẩn ưa nước mặn phân bố ở các vùng biển ôn đới và nhiệt đới ven biển trên khắp thế giới. AHPND thường ảnh hưởng đến tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm (dưới 40 ngày tuổi).

Bệnh phân trắng | Hội chứng phân trắng (White Feces Syndrome) cũng là một trong những bệnh có liên quan đến Vibrio. Somboon và cộng sự. (2012) báo cáo 7 loài Vibrio được phân lập từ TTCT (L. vannamei) bị phân trắng trong nghiên cứu gồm V. vulnificus, V. fluvialis, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V damselae (Photobacterium damselae), V. mimicus và V. cholera.

Động vật thuỷ sản yếu không có sức đề kháng, các loài vi khuẩn Vibrio spp cơ hội gây bệnh nặng làm động vật thuỷ sản chết rải rác tới hàng loạt. Mùa vụ xuất hiện bệnh tùy theo loài và địa điểm nuôi.

3. Dấu hiệu bệnh lý ở tôm và thủy sản khi nhiễm vi khuẩn Vibrio

Khi tôm hoặc các loài thủy sản khác bị nhiễm vi khuẩn Vibrio sẽ có những dấu hiệu như sau:

Tôm ở trạng thái không bình thường: Nổi lên mặt ao, dạt bờ, kéo đàn bơi lòng vòng.

Tôm, cua trạng thái hôn mê, lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn.

Tôm có sự biến đổi màu đỏ hay màu xanh. Tôm cua vỏ bị mềm và xuất hiện các vết thương hoại tử, ăn mòn trên vỏ và các phần phụ.

Ấu trùng tôm và tôm giống có hiện tượng phát sáng khi nhiễm V. parahaemolyticus và V. Harveyi.

Xuất hiện các điểm đỏ ở gốc râu, phần đầu ngực, thân, các phần phụ của ấu trùng giáp xác khi nhiễm V. alginolyticus.

Ấu trùng bào ngư khi nhiễm Vibrio spp chuyển từ màu hồng sang màu đỏ.

Cua nhiễm Vibrio spp sau 24 – 48 giờ trong máu có hiện tượng vón cục (kết tủa) gồm các tế bào máu và vi khuẩn.

Bệnh ở cá nuôi lồng biển, đầm nước lợ, dấu hiệu bệnh lý giống bệnh nhiễm khuẩn máu do vi khuẩn Aeromonas spp di động.


Tin tức liên quan

MỘT SỐ LOÀI TẢO VÀ CÁCH KIỂM SOÁT TẢO TRONG AO NUÔI TÔM
MỘT SỐ LOÀI TẢO VÀ CÁCH KIỂM SOÁT TẢO TRONG AO NUÔI TÔM

 

Tảo là một nhóm thực vật lớn và đa dạng, có dạng đơn bào hoặc đa bào, chủ yếu sống tự dưỡng, quang hợp nhờ ánh sáng mặt trời và CO2 . Trong môi trường thủy vực, tảo đóng vai trò là mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên và là nguồn cung cấp oxi chủ yếu nhất cho các động vật thủy sinh sinh sống.

DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG, ĐIỀU TRỊ KHI TÔM BỊ HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (AHPNS)
DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG, ĐIỀU TRỊ KHI TÔM BỊ HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (AHPNS)

Sự xuất hiện của dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) hay còn gọi là Hội chứng chết sớm (EMS) từ đầu năm 2011 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm trong toàn vùng với thiệt hại hơn 98.000ha và hơn 46.000ha diện tích nuôi tôm trong năm 2012 tập trung ở một số tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang (Tổng cục Thủy sản, 2013).

CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM
CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM

Người nuôi thường bắt gặp những sinh vật nhỏ, có màu trong suốt, có chất nhày khó nắm bằng tay trong ao nuôi tôm. Chúng chính là những con sứa nước sinh sống và gây hại cho tôm. Dưới đây là các cách diệt loài sứa nước mang lại hiệu quả nhất.

Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm
Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh đốm đen có thể gây tỷ lệ chết cao cho tôm, tôm còn lại thường bị thẹo, xấu và bị giảm giá trị khi thu hoạch. Vì vậy việc phòng bệnh và sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao

DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH GAN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH GAN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Thường xuyên theo dõi tôm mỗi ngày, quan sát biểu hiện của gan tụy là một khâu quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm tại ao nuôi. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

ACID HỮU CƠ - THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
ACID HỮU CƠ - THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Hiện nay, vấn đề bệnh nhiễm khuẩn trên tôm cá đang được quan tâm hàng đầu. Nhiều người nuôi thủy sản đã chọn kháng sinh để xử lí nhanh các vấn đề trên. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng do tích tụ sinh học dư lượng các chất kháng sinh. Trước tình hình đó acid hữu cơ và muối của chúng được xem như giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc thay thế kháng sinh để kiểm soát các bệnh nhiễm khuẩn và cải thiện hiệu suất tăng trưởng trên tôm cá.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng