DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG, ĐIỀU TRỊ KHI TÔM BỊ HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (AHPNS)

Sự xuất hiện của dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) hay còn gọi là Hội chứng chết sớm (EMS) từ đầu năm 2011 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm trong toàn vùng với thiệt hại hơn 98.000ha và hơn 46.000ha diện tích nuôi tôm trong năm 2012 tập trung ở một số tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang (Tổng cục Thủy sản, 2013).

1. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh AHPNS hoặc hội chứng chết sớm (EMS) được xác định là do chủng vi khuẩn Vibrio parahemolyticus phân lập từ dạ dày tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp (Loc Tran et al., 2013).

2. Dấu hiệu bệnh lý

Theo Lightner (2012) tôm khi mắc phải hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính có một số dấu hiệu như tôm chết đáy, bỏ ăn, gan tụy teo, dai, nhạt màu, ruột rỗng và có hiện tượng mềm vỏ. Bệnh thường xuất hiện giai đoạn tôm nhỏ dưới 45 ngày, có thể gây chết đột ngột với tỉ lệ cao trong thời gian ngắn từ 2 -3 ngày sau khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh (Lê Hồng Phước và ctv, 2012).

 Hình bên trái tôm bình thường, hình bên phải tôm bị AHPND

3. Cách phòng bệnh:

  • Chọn tôm giống sạch bệnh, không nhiễm Vibrio Parahaemolyticucs mang gen độc lực gây bệnh.
  • Thường xuyên sử dụng men vi sinh viên PRO4000X xen kẽ với men vi sinh POND CLEAR để ức chế vi khuẩn gây hại trong ao.
  • Định kỳ kiểm tra mật độ khuẩn Vibrio nếu vượt mức cho phép 103 CFU/ml cần sử dụng hóa chất diệt khuẩn BROCID, SUPER CLEAR hoặc VIKON GOLD để giảm mất số khuẩn Vibrio trong nước.
  • Sử dụng thảo dược bổ gan BETA GOLD hoặc LIVER GOLD trộn vào thức ăn giúp gan nâu đen và phòng ngừa các bệnh về gan như gan sưng, gan vàng…
  • Quản lý tốt các chỉ số môi trường và cho tôm ăn hợp lý.

4. Cách điều trị khi tôm bị bệnh gan cấp tính (mức độ nhẹ): 

Trộn 20% OLLIN 3ml/kg, 80% thức ăn còn lại trộn BETA GOLD liều 10g/kg hoặc LIVER GOLD liều 100ml/kg chung với kháng sinh Cefo (5g/kg thức ăn) cho ăn 3 ngày liên tục.

*Lưu ý:

+ Kiểm tra khuẩn trong nước ao nuôi, nếu mật số Vibrio cao từ 1000 cfu/ml trở lên thì diệt khuẩn bằng BROCID, SUPER CLEAR hoặc VIKON GOLD.

+ Trường hợp tôm bị gan cấp tính mức độ nặng nên thu hoạch.

Bài viết trên chia sẽ thêm thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng và điều trị bệnh gan tụy cấp tính cho tôm, sớm phát hiện bệnh để xử lý kịp thời, giảm thiệt hại cho người nuôi.

Bà con quan tâm các sản phẩm điều trị hoặc cần hỗ trợ kỹ thuật vui lòng liên hệ số hotline 0983.69.15.15 để được kỹ thuật tư vấn chi tiết. 

Chúc bà con vụ mùa bội thu!


Tin tức liên quan

CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM
CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM

Là một trong những căn bệnh thường gặp và phổ biến, bệnh mềm vỏ, ốp thân trên tôm tuy không nghiêm trọng như các bệnh phân trắng, đầu vàng nhưng làm tôm chết rải rác, khiến tôm mất đi giá trị thương phẩm và không đạt tiêu chuẩn để thu mua, xuất khẩu. Vậy, những biểu hiện nào cho thấy tôm đang bị mềm vỏ, ốp thân? Và làm sao để phòng trị hiệu quả nhất?

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH TPD TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH TPD TRÊN TÔM

Polyhexamethylene biguanide (PHMB), Lactozyme có thể được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa để kiểm soát bệnh TPD sớm trong nuôi tôm.

ACID HỮU CƠ - THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
ACID HỮU CƠ - THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Hiện nay, vấn đề bệnh nhiễm khuẩn trên tôm cá đang được quan tâm hàng đầu. Nhiều người nuôi thủy sản đã chọn kháng sinh để xử lí nhanh các vấn đề trên. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng do tích tụ sinh học dư lượng các chất kháng sinh. Trước tình hình đó acid hữu cơ và muối của chúng được xem như giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc thay thế kháng sinh để kiểm soát các bệnh nhiễm khuẩn và cải thiện hiệu suất tăng trưởng trên tôm cá.

VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM
VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM

Vào những năm 40 của thế kỷ XX, Peniciline là kháng sinh đầu tiên được tìm và ứng dụng trong điều trị bệnh, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của nền y học thế giới. Về sau, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta dần tổng hợp được nhiều loại kháng sinh và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ngày nay, việc sử dụng phổ biến và lạm dụng quá mức kháng sinh lâu dài dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh trên nhiều loài vi khuẩn tạo nên mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe động vật và con người.

 

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM

Tôm sinh trưởng bằng cách thay vỏ giáp cứng bằng vỏ giáp mới lớn hơn. Đây được gọi là quá trình lột xác của tôm. Vậy người nuôi cần chú ý những điều gì để có thể hỗ trợ tôm lột xác nhanh chóng, ít hao hụt nhất?

CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU KHOÁNG CHO NHỮNG AO CÓ ĐỘ MẶN THẤP
CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU KHOÁNG CHO NHỮNG AO CÓ ĐỘ MẶN THẤP

Trong điều kiện nuôi tôm thâm canh mật độ dày thì những nơi có độ mặn rất thấp sẽ bị thiếu khoáng chất. Sự thiếu hụt khoáng chất trong thời gian dài sẽ làm cho tôm giảm tăng trưởng, mềm vỏ, cong thân, đục cơ, giảm tỷ lệ sống, giảm sức đề kháng với các loại mầm bệnh, khả năng chống chịu với sự biến động của môi trường giảm và cuối cùng sản lượng thu hoạch bị suy giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vụ nuôi. 


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng