CÁCH XỬ LÝ NHỚT BẠT TRONG AO NUÔI TÔM

Trong quá trình nuôi tôm ao bạt bà con hay gặp tình trạng bị nhớt bạt. Nhớt bạt làm vi khuẩn, nấm, rong tảo phát triển làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm.

Nguồn gốc của nhớt bạt

Nhớt bạt là lớp màng nhầy trên bạt ao nuôi tôm do đạm trong thức ăn hòa tan, xác tảo tàn, chất hữu cơ, nhớt tôm lột, các loại dinh dưỡng, thuốc... có trong nước gây nên. Sau một thời gian nuôi, bạt ao rất dễ bị đóng rong nhớt, nhất là thời điểm gần cuối vụ khi mùn bã hữu cơ và thức ăn thừa tích tụ quá nhiều. Bên cạnh đó, với những ao nuôi có nước quá trong, khi ánh sáng xuyên thấu xuống đáy, phèn và kim loại nặng lắng tụ cũng tạo điều kiện cho rong nhớt bám trên bạt xuất hiện ngày càng dày đặc hơn. 

Vì sao phải xử lý rong nhớt bám trên bạt?

Tình trạng nhớt trên bạt tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu đối với ao nuôi. Điều này kéo theo sự biến động nhiều hơn các yếu tố thuỷ lý hoá trong ao, làm tôm dễ mắc các bệnh như vàng mang, đen mang, đốm thân,… Ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển về sau của tôm. Rong nhớt bám trên bạt chính là nơi cư trú của nhiều mầm bệnh nguy hiểm, chúng có thể là ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc cả vi rút. Nếu rong nhớt quá dày thì chúng còn cạnh tranh dinh dưỡng với sự phát triển của những nhóm tảo có lợi cho tôm.

Tôm nếu ăn nhầm phải thức ăn có lẫn rong nhớt thì đường ruột cũng sẽ không khỏe mạnh, dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công làm xuất hiện phân trắng. Cộng thêm việc gan tụy tôm sẽ phải làm việc với năng suất cao hơn, sẽ rất dễ bị hư hại, làm rối loạn sức khỏe tôm. Vì có bản chất như tảo nên khi chết, xác của rong nhớt cũng có thể phân hủy thành một số khí độc nguy hiểm.

Phòng ngừa, hạn chế nhớt bạt

- Để hạn chế tác hại của rong nhớt, phải luôn giữ mực nước ao và độ trong ổn định, sao cho ánh sáng không xuyên được xuống đáy

- Trước khi thả nuôi nên gây màu nước ao bằng men vi sinh Pond Clear, đồng thời cũng tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

- Cân đối lượng thức ăn cho tôm, hạn chế thức ăn thừa để cắt đứt nguồn dinh dưỡng, hạn chế phát triển dày đặc của rong nhớt trong ao.

- Quan trọng nhất vẫn là lựa chọn được dòng men vi sinh chất lượng giúp ao không bị nhớt bạt nhớt nhá, ức chế được sự phát triển của các mầm bệnh vi khuẩn, nấm, ngoại ký sinh.

Hiện nay có men vi sinh viên PRO4000X Plus của Mỹ với mật số khuẩn có lợi rất cao cùng hoạt lực men cực mạnh, có khả năng sinh nhiều enzym giúp xử lý đáy ao mạnh, sạch nhớt bạt, nhớt nhá, lợn cợn, ép khuẩn gây hại và khống chế khí độc hiệu quả.

Siêu men vi sinh viên Pro4000X Plus nguyên kiện từ Mỹ

Trường hợp ao nuôi bị nhớt bạt nặng (đi trơn té):

Bước 1. Phải chà đáy bạt và bờ bạt (Chạy quạt và siphon ra ngoài).

Bước 2. Treo vi sinh PRO4000X Plus vào ao (có thể pha nước tạt hoặc bỏ trực tiếp vào trong sàn thăm tôm). Liều 10 viên/1000m3 nước (thực hiện 3-5 ngày liên tục) lúc 8h sáng.

Lưu ý trong quá trình thực hiện cần nên giảm 20% thức ăn/ngày và thay 30% nước ao/ngày. 

Trường hợp ao nuôi bị nhớt bạt nhẹ (đi chưa té):

Thực hiện: Treo vi sinh PRO4000X Plus vào ao hoặc có thể pha nước tạt hoặc bỏ trực tiếp vào trong sàn thăm tôm liều 10 viên/1000m3 nước (thực hiện 3- 5 ngày liên tục) lúc 8h sáng.

Lưu ý trong quá trình thực hiện cần nên giảm 20% thức ăn/ngày và thay 30% nước ao/ngày. 

Men PRO4000X Plus đang được công ty XNK Nguyên Liệu Topline nhập nguyên kiện trực tiếp từ Mỹ và phân phối tại Việt Nam cho các công ty sản xuất, đại lý, fram nuôi.

Mọi thông tin chi tiết bà con vui lòng liên hệ hotline 0983 69 15 15 để được giải đáp!

Chúc Quý bà con được mùa, được giá!


Tin tức liên quan

CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM
CÁCH KIỂM TRA MẬT SỐ VIBRIO TRONG NƯỚC VÀ TÔM

Vi khuẩn Vibrio là một trong những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng cho tôm. Những bệnh này có thể gây chết tỷ lệ lên đến 100%, gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi tôm và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nghề nuôi tôm ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung trong thập kỷ qua.
BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV)
BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV)

 Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1981 ở Hawaii và nhanh chóng lây lan sang các nước châu Mỹ và châu Á làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi thu hoạch, tôm nhiễm bệnh thường có kích thước nhỏ, không đồng đều và dị hình.
NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO TÔM
NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO TÔM

Nấm đồng tiền còn có tên gọi địa phương là nấm chân chó. Loài này có đặc điểm giống như địa y (sự kết hợp giữa nấm và vi sinh vật có khả năng quang hợp). Nấm đồng tiền có mùi tanh, thường mọc ở bạt bờ ao cách mặt nước 20-30 cm, hoặc trên các thiết bị trong ao tôm.
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM BỊ ĐỐM TRẮNG
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM BỊ ĐỐM TRẮNG

Bệnh đốm trắng được biết đến từ lâu và là một bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tôm bị đốm trắng cũng do virus mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường.
Cách xổ ký sinh trùng Gregarine an toàn và hiệu quả
Cách xổ ký sinh trùng Gregarine an toàn và hiệu quả

Ký sinh trùng Gregarine là loại ký sinh trùng gây bệnh đường ruột. Khi tôm bị nhiễm bệnh ký sinh trùng này với cường độ nhẹ sẽ không thể hiện rõ dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, thường thể hiện tôm chậm lớn. Nhưng khi tôm bị nặng có thể xảy ra hiện tượng chết rải rác.
GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM

Cùng với sự phát triển nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt diện tích nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian ngắn làm cho công tác quản lý môi trường, dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều loại bệnh mới trong đó có bệnh EHP tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nghề nuôi tôm vì mức độ chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn cao.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng