CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM

Là một trong những căn bệnh thường gặp và phổ biến, bệnh mềm vỏ, ốp thân trên tôm tuy không nghiêm trọng như các bệnh phân trắng, đầu vàng nhưng làm tôm chết rải rác, khiến tôm mất đi giá trị thương phẩm và không đạt tiêu chuẩn để thu mua, xuất khẩu. Vậy, những biểu hiện nào cho thấy tôm đang bị mềm vỏ, ốp thân? Và làm sao để phòng trị hiệu quả nhất?

Mềm vỏ, ốp thân xuất hiện trên cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng

BIỂU HIỆN NÀO CHO THẤY TÔM ĐANG BỊ ỐP THÂN, MỀM VỎ?

- Tôm lột rớt đáy

- Vỏ tôm mỏng, mềm, có màu sẫm hoặc bị nhăn, gồ ghề,…

- Thân bị ốp, cơ không săn chắc, dễ bị gập

Tôm nếu đã bị bệnh mềm vỏ, ốp thân thì sức đề kháng giảm sút, rất dễ bị các vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng gây hại tấn công làm tôm yếu đi, chậm lớn và chết rải rác sau khi nhiễm bệnh vài ngày.

Vỏ tôm có màu sẫm cũng là một trong những biểu hiện của bệnh mềm vỏ, ốp thân

NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TÔM BỊ ỐP THÂN, MỀM VỎ?

Không đủ dinh dưỡng

Khi chúng ta sử dụng thức ăn kém chất lượng, hoặc tôm bị thiếu vitamin và các khoáng chất, tôm sẽ bị mềm vỏ, ốp thân.

Môi trường nước nuôi

Ngoài yếu tố dinh dưỡng, nếu ao bị nhiễm các chất độc từ tảo hoặc nước thải công nghiệp và nông nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự lột xác và quá trình tạo vỏ của tôm, khiến tôm mềm vỏ.

Độ mặn, độ kiềm

Nước ao có độ mặn thấp, độ kiềm thấp khiến ao không có đủ khoáng chất. Do đó, sau khi lột xác, tôm không thể tạo được lớp vỏ mới cứng cáp như lúc ban đầu.

 

CÁCH PHÒNG NGỪA, TRỊ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM HIỆU QUẢ

Phòng bệnh

- Khi cấp nước cho ao tôm, tránh dùng nước thải sinh hoạt, công nghiệp hay nông nghiệp chứa chất có hại với tôm

- Bổ sung khoáng chất, vitamin định kỳ để tôm lột xác và tạo vỏ thuận lợi, có thể thêm men tiêu hóa thúc đẩy tôm hấp thụ thức ăn tốt hơn

- Không để tảo độc phát triển mạnh gây ảnh hưởng đến tôm

- Lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, hạn sử dụng còn dài

- Thường xuyên kiểm tra độ pH (7.5-8.5), độ mặn, độ kiềm (tôm sú: 80-120 mg/lít và tôm thẻ: 120-160 mg/lít) để kịp thời điều chỉnh thích hợp

Trị bệnh

Nếu tôm đã xuất hiện các dấu hiệu của bệnh mềm vỏ, ốp thân:

- Tăng cường cung cấp oxy và tạt vôi và dolomite để nâng kiềm, đưa pH lên 8.0 - 8.5

- Tiến hành khử khí độc trong ao, cải thiện chất lượng nước, làm thông thoáng ao nuôi

- Trộn định kỳ các chế phẩm sinh học vào thức ăn tôm để cung cấp thêm dinh dưỡng, giúp tôm hồi phục nhanh và tăng trưởng bình thường

 

Tôm sú và tôm thẻ chân trắng mắc bệnh mềm vỏ, ốp thân thường chậm lớn, dễ bị vi khuẩn, vi rút,…tấn công và chết rải rác. Ngoài ra, chất lượng và giá trị của tôm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, nếu biết cách phòng trị sẽ giúp người nuôi kiểm soát kịp thời và ngăn ngừa dịch bệnh.


Tin tức liên quan

CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM

Khi tảo khuê chiếm ưu thế ở trong ao thì nước sẽ có màu vàng trà. Tảo khuê là tảo có lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng rất tốt cho tôm lúc mới thả, ngoài ra giúp tăng lượng oxy hòa tan vào ban ngày và che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao nên hạn chế sự phát triển của tảo độc. Vì vậy, việc gây màu vàng trà cho nước ao tôm là vô cùng cần thiết trước khi thả.

BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM
BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRONG AO TÔM

Bệnh vi bào tử trùng do kí sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, thường xuất hiện trên các loài tôm nuôi nước lợ (tôm sú, tôm thẻ, tôm he) ở tất cả các giai đoạn. EHP kí sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ của tôm làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trọng và lột xác.

NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP XỬ LÝ TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt... các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây các bệnh về gan và đường ruột, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây tổng hợp các biện pháp cắt tảo, mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm riêng, tùy tình trạng mỗi ao mà bà con có thể chọn phương pháp cắt tảo cho phù hợp.

BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV)
BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV)

 Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1981 ở Hawaii và nhanh chóng lây lan sang các nước châu Mỹ và châu Á làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi thu hoạch, tôm nhiễm bệnh thường có kích thước nhỏ, không đồng đều và dị hình.

GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM
GIẢI PHÁP MỚI - PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ EHP HIỆU QUẢ TRÊN TÔM

Cùng với sự phát triển nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt diện tích nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian ngắn làm cho công tác quản lý môi trường, dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều loại bệnh mới trong đó có bệnh EHP tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nghề nuôi tôm vì mức độ chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn cao.

CÁCH XỬ LÝ NHỚT BẠT TRONG AO NUÔI TÔM
CÁCH XỬ LÝ NHỚT BẠT TRONG AO NUÔI TÔM

Trong quá trình nuôi tôm ao bạt bà con hay gặp tình trạng bị nhớt bạt. Nhớt bạt làm vi khuẩn, nấm, rong tảo phát triển làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng