ẢNH HƯỞNG CỦA pH NƯỚC LÊN KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA TÔM ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio Parahaemolyticus

Sự biến động các yếu tố thuỷ lý hoá như nhiệt độ, độ mặn, oxy, NH3, NO2, pH nước trong ao sẽ gây stress cho tôm, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của tôm và tăng tính nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh cơ hội có sẵn trong ao nuôi. Mức pH nước thấp (4,6-5) hoặc cao (9-9,5) đã làm suy giảm hệ miễn dịch trên tôm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đề kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Thí nghiệm xác định giá trị LD50 của chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus

     Thí nghiệm xác định giá trị LD50 được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức có các liều gây nhiễm chênh lệch nhau 10 lần và một nghiệm thức đối chứng không gây nhiễm.

Ảnh hưởng của pH nước đến tỷ lệ chết tích lũy của tôm thẻ Litopenaeus vannamei

     Thí nghiệm được bố trí với các mức pH khác nhau 6,3; 7,3; 8,3; 9,3; 10,3. Thí nghiệm được thực hiện trong 240 giờ. pH trong các bể được giữ ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm.

Ảnh hưởng của pH nước lên hệ thống miễn dịch của tôm thẻ Litopenaeus vannamei

     Tôm thẻ được bố trí ngẫu nhiên trong hệ thống với các mức pH khác nhau 6,3; 7,3; 8,3; 9,3. Mỗi bể được bố trí 10 con tương ứng với mỗi thời điểm thu mẫu.

     Ảnh hưởng của pH nước lên sự nhạy cảm của tôm thẻ Litopenaeus vannamei đối với vi khuẩn V.parahaemolyticus

     Tôm sẽ được gây bệnh thực nghiệm thông qua phương pháp ngâm trong 2 giờ. Mỗi bể được bố trí 20 con với mức pH là 6,3; 7,3; 8,3; 9,3.

Kết quả và thảo luận

Liều LD50 của chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus

     Kết quả thí nghiệm cho thấy, tôm được gây nhiễm bởi chủng vi khuẩn V.parahaemolyticus xuất hiện các triệu chứng bệnh như lờ đờ, phản xạ chậm và một vài con có dấu hiệu bỏ ăn sau 1 ngày gây nhiễm. Tôm bắt đầu chết sau 2 ngày gây nhiễm và số lượng tôm chết tăng dần đến ngày thứ 10.

     Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, liều LD50 của chủng Vibrio cao hay thấp còn tùy thuộc vào chủng vi khuẩn, phương pháp gây nhiễm và kích cỡ tôm.

Ảnh hưởng của pH nước đến tỷ lệ chết tích lũy của tôm thẻ Litopenaeus vannamei

     Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm ở nghiệm thức pH cao (9,3 và 10,3) xuất hiện các triệu chứng bệnh như lờ đờ, phản xạ chậm và bắt đầu chết sau 24h thí nghiệm. Tỷ lệ chết tích lũy của tôm tăng dần theo mức tăng của pH nước. Sau 144 giờ, tỷ lệ chết tích lũy là 100% ở nghiệm thức pH 10,3; 27% ở nghiệm thức pH 9,3.

h1_2

Ảnh hưởng của pH lên tỷ lệ chết tích lũy của tôm thẻ

     Giáp xác nói chung rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường, đặc biệt là chỉ tiêu pH. Sự biến động của chỉ tiêu pH nước ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống cũng như khả năng đề kháng bệnh, sự tăng trưởng của tôm.

Ảnh hưởng của pH  lên sự phát triển của vi khuẩn V. parahaemolyticus

     Sự phát triển của tác nhân vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp V. parahaemolyticus trong môi trường TSB ở các mức pH khác nhau được kiểm tra trong thí nghiệm này. Kết quả cho thấy vi khuẩn có thể phát triển ở các mức pH khác nhau, từ 6,3 – 9,3. Trong đó, khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn là 8,3 và 9,3.

h2_2

Ảnh hưởng của pH lên sự phát triển của vi khuẩn V. parahaemolyticus

Ảnh hưởng của pH lên hệ thống miễn dịch của tôm thẻ Litopenaeus vannamei

     Kết quả định lượng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng tế bào máu khi tôm được nuôi ở các mức pH khác nhau ở thời điểm 0 đến 72 giờ. Ở thời điểm 96 giờ, tổng tế bào máu ở nghiệm thức pH cao 9,3 cao hơn đáng kể so với các nghiệm thức pH thấp.

h3_1

Sự thay đổi tổng tế bào máu của tôm thẻ Litopenaeus vannamei ở các mức pH khác nhau

     Tế bào máu ở giáp xác giữ vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Sau khi bị sốc bởi các yếu tố môi trường hệ miễn dịch của tôm bị suy yếu, từ đó ảnh hưởng đến sự biến động của tổng tế bào máu và đây cũng được xem là triệu chứng bình thường trong quá trình đáp ứng miễn dịch tự nhiên của giáp xác.

     Hoạt tính của gốc oxy hóa tự do không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các mức pH khác nhau ở thời điểm 0 giờ. Tuy nhiên sau 24h và 48h, hoạt tính của gốc oxy hóa tự do giảm đáng kể ở nghiệm thức pH thấp. Nguyên nhân của sự khác biệt về hoạt tính gốc oxy hóa tự do ở thời điểm 24h và 48h có thể là do chức năng miễn dịch của tôm bị suy yếu sau khi tôm được chuyển từ mức pH thích hợp sang mức pH thấp và cao. Ở các thời điểm thu mẫu tiếp theo (72 giờ và 96 giờ), hoạt tính của gốc oxy hóa tự do ở các mức pH đều tăng có thể là do hệ miễn dịch của tôm đã dần hồi phục trở lại.

h4

Sự thay đổi hoạt tính của gốc oxy hóa tự do của tôm thẻ Litopenaeus vannamei ở các mức pH khác nhau

Ảnh hưởng của pH lên sự nhạy cảm của tôm thẻ đối với vi khuẩn V. parahaemolyticus

     Vibrio được xem là tác nhân vi khuẩn gay bệnh cơ hội cho tôm nuôi. Các yếu tố gây stress như thiếu ăn, sốc độ mặn, khí độc, thương tổn được xem như là yếu tố nguy hiểm đầu tiên tạo điều kiện cho sự phát triển và bùng phát bệnh.

     Tôm thẻ chân trắng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với tác nhân gây bệnh Vibrio khi được nuôi ở điều kiện pH thấp (6,5) và cao (10,3). Khả năng thực bào và loại thải vi khuẩn ở tôm được nuôi trong điều kiện pH thấp và cao thấp hơn nhiều so với tôm được nuôi ở pH bình thường 8,2. Tôm thẻ chân trắng trở nên nhạy cảm hơn với tác nhân vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp khi pH trong nước dao động trong khoảng 8,5 – 9,5.

     Khi các yếu tố môi trường thay đổi, đặc biệt là sự biến động của chỉ tiêu pH nước (xuống thấp hoặc tăng cao) sẽ làm suy giảm quá trình đáp ứng miễn dịch, từ đó sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh cho vật nuôi.

Kết luận

     Nghiên cứu đã chứng minh rằng, pH ảnh hưởng đến sự phát triển của tác nhân vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ. Bên cạnh đó, sự biến động pH nước, đặc biệt là khi pH nước xuống thấp (6,3; 7,3) đã làm suy giảm hệ miễn dịch trên tôm (tổng tế bào máu và hoạt tính gốc oxy hóa tự do), từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhạy cảm với bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Qua bài viết trên cho thấy pH nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus, để quản lý tốt pH bà con nên sử dụng men vi sinh PRO4000X Plus xen kẻ men Pond Clear đánh vào 8h sáng, buổi tối lúc 10-12h tạt Alkalite lieeuuf 5-10kg/1.000m3 sẽ giúp giữ pH nước thích hợp và ổn định, nước có màu vàng trà trong suốt vụ nuôi. Mọi thắc mắc về kỹ thuật bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0983 69 15 15 để được hỗ trợ!

Chúc bà con được mùa trúng giá!

 

Thí nghiệm xác định giá trị LD50 của chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus

     Thí nghiệm xác định giá trị LD50 được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức có các liều gây nhiễm chênh lệch nhau 10 lần và một nghiệm thức đối chứng không gây nhiễm.

Ảnh hưởng của pH nước đến tỷ lệ chết tích lũy của tôm thẻ 

     Thí nghiệm được bố trí với các mức pH khác nhau 6,3; 7,3; 8,3; 9,3; 10,3. Thí nghiệm được thực hiện trong 240 giờ. pH trong các bể được giữ ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm.

Ảnh hưởng của pH nước lên hệ thống miễn dịch của tôm thẻ 

     Tôm thẻ được bố trí ngẫu nhiên trong hệ thống với các mức pH khác nhau 6,3; 7,3; 8,3; 9,3. Mỗi bể được bố trí 10 con tương ứng với mỗi thời điểm thu mẫu.

     Ảnh hưởng của pH nước lên sự nhạy cảm của tôm thẻ đối với vi khuẩn V.parahaemolyticus

     Tôm sẽ được gây bệnh thực nghiệm thông qua phương pháp ngâm trong 2 giờ. Mỗi bể được bố trí 20 con với mức pH là 6,3; 7,3; 8,3; 9,3.

Kết quả và thảo luận

Liều LD50 của chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus

     Kết quả thí nghiệm cho thấy, tôm được gây nhiễm bởi chủng vi khuẩn V.parahaemolyticus xuất hiện các triệu chứng bệnh như lờ đờ, phản xạ chậm và một vài con có dấu hiệu bỏ ăn sau 1 ngày gây nhiễm. Tôm bắt đầu chết sau 2 ngày gây nhiễm và số lượng tôm chết tăng dần đến ngày thứ 10.

     Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, liều LD50 của chủng Vibrio cao hay thấp còn tùy thuộc vào chủng vi khuẩn, phương pháp gây nhiễm và kích cỡ tôm.

Ảnh hưởng của pH nước đến tỷ lệ chết tích lũy của tôm thẻ 

     Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm ở nghiệm thức pH cao (9,3 và 10,3) xuất hiện các triệu chứng bệnh như lờ đờ, phản xạ chậm và bắt đầu chết sau 24h thí nghiệm. Tỷ lệ chết tích lũy của tôm tăng dần theo mức tăng của pH nước. Sau 144 giờ, tỷ lệ chết tích lũy là 100% ở nghiệm thức pH 10,3; 27% ở nghiệm thức pH 9,3.

 

Ảnh hưởng của pH lên tỷ lệ chết tích lũy của tôm thẻ

     Giáp xác nói chung rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường, đặc biệt là chỉ tiêu pH. Sự biến động của chỉ tiêu pH nước ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống cũng như khả năng đề kháng bệnh, sự tăng trưởng của tôm.

Ảnh hưởng của pH  lên sự phát triển của vi khuẩn V. parahaemolyticus

     Sự phát triển của tác nhân vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp V. parahaemolyticus trong môi trường TSB ở các mức pH khác nhau được kiểm tra trong thí nghiệm này. Kết quả cho thấy vi khuẩn có thể phát triển ở các mức pH khác nhau, từ 6,3 – 9,3. Trong đó, khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn là 8,3 và 9,3.

 

Ảnh hưởng của pH lên sự phát triển của vi khuẩn V. parahaemolyticus

Ảnh hưởng của pH lên hệ thống miễn dịch của tôm thẻ 

     Kết quả định lượng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng tế bào máu khi tôm được nuôi ở các mức pH khác nhau ở thời điểm 0 đến 72 giờ. Ở thời điểm 96 giờ, tổng tế bào máu ở nghiệm thức pH cao 9,3 cao hơn đáng kể so với các nghiệm thức pH thấp.

 

Sự thay đổi tổng tế bào máu của tôm thẻ Litopenaeus vannamei ở các mức pH khác nhau

     Tế bào máu ở giáp xác giữ vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Sau khi bị sốc bởi các yếu tố môi trường hệ miễn dịch của tôm bị suy yếu, từ đó ảnh hưởng đến sự biến động của tổng tế bào máu và đây cũng được xem là triệu chứng bình thường trong quá trình đáp ứng miễn dịch tự nhiên của giáp xác.

     Hoạt tính của gốc oxy hóa tự do không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các mức pH khác nhau ở thời điểm 0 giờ. Tuy nhiên sau 24h và 48h, hoạt tính của gốc oxy hóa tự do giảm đáng kể ở nghiệm thức pH thấp. Nguyên nhân của sự khác biệt về hoạt tính gốc oxy hóa tự do ở thời điểm 24h và 48h có thể là do chức năng miễn dịch của tôm bị suy yếu sau khi tôm được chuyển từ mức pH thích hợp sang mức pH thấp và cao. Ở các thời điểm thu mẫu tiếp theo (72 giờ và 96 giờ), hoạt tính của gốc oxy hóa tự do ở các mức pH đều tăng có thể là do hệ miễn dịch của tôm đã dần hồi phục trở lại.

 

Sự thay đổi hoạt tính của gốc oxy hóa tự do của tôm thẻ Litopenaeus vannamei ở các mức pH khác nhau

Ảnh hưởng của pH lên sự nhạy cảm của tôm thẻ đối với vi khuẩn V. parahaemolyticus

     Vibrio được xem là tác nhân vi khuẩn gây bệnh cơ hội cho tôm nuôi. Các yếu tố gây stress như thiếu ăn, sốc độ mặn, khí độc, thương tổn được xem như là yếu tố nguy hiểm đầu tiên tạo điều kiện cho sự phát triển và bùng phát bệnh.

     Tôm thẻ chân trắng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với tác nhân gây bệnh Vibrio khi được nuôi ở điều kiện pH thấp (6,5) và cao (10,3). Khả năng thực bào và loại thải vi khuẩn ở tôm được nuôi trong điều kiện pH thấp và cao thấp hơn nhiều so với tôm được nuôi ở pH bình thường 8,2. Tôm thẻ chân trắng trở nên nhạy cảm hơn với tác nhân vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp khi pH trong nước dao động trong khoảng 8,5 – 9,5.

     Khi các yếu tố môi trường thay đổi, đặc biệt là sự biến động của chỉ tiêu pH nước (xuống thấp hoặc tăng cao) sẽ làm suy giảm quá trình đáp ứng miễn dịch, từ đó sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh cho vật nuôi.

Kết luận

     Nghiên cứu đã chứng minh rằng, pH ảnh hưởng đến sự phát triển của tác nhân vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ. Bên cạnh đó, sự biến động pH nước, đặc biệt là khi pH nước xuống thấp (6,3; 7,3) đã làm suy giảm hệ miễn dịch trên tôm (tổng tế bào máu và hoạt tính gốc oxy hóa tự do), từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhạy cảm với bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Qua bài viết trên cho thấy pH nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus, để quản lý tốt pH bà con nên sử dụng xen kẽ men vi sinh PRO4000X Plus với men Pond Clear đánh vào 8h sáng, buổi tối lúc 10-12h tạt Alkalite liều 5-10kg/1.000m3 sẽ giúp giữ pH nước thích hợp và ổn định, nước có màu vàng trà trong suốt vụ nuôi.

Mọi thắc mắc về kỹ thuật bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0983 69 15 15 để được hỗ trợ!

Chúc bà con được mùa trúng giá!


Tin tức liên quan

QUY TRÌNH NUÔI TÔM SMB
QUY TRÌNH NUÔI TÔM SMB

SMB là quy trình nuôi tôm thâm canh có tỷ lệ thành công rất cao, tốc độ lớn rất nhanh, rút ngắn thời gian nuôi so với mô hình nuôi thông thường, giúp gia tăng lợi nhuận và giảm chi phí nuôi. Với các ưu điểm vượt trội: * Tỷ lệ thành công 100% (Áp dụng cho 8 ao bạt ở 2 khu nuôi An Minh và Kiên Lương) * Tốc độ lớn rất nhanh, rút ngắn thời gian nuôi 20-30 ngày * Giảm chi phí thức ăn, điện, thuốc, nhân công…
KHOÁNG CHẤT TRONG AO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
KHOÁNG CHẤT TRONG AO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Tôm thẻ chân trắng được nuôi truyền thống ở các vùng nước ven biển hoặc cửa sông, với độ mặn dao động từ 15-40 ppt. Hiện nay với điều kiện nuôi thâm canh hóa, tôm thẻ chân trắng dần được nuôi nhiều với độ mặn thấp hơn từ 0-10 ppt. Tuy nhiên việc nuôi ở độ mặn thấp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng khoáng tự nhiên nên việc bổ sung khoáng trong quá trình nuôi là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của tôm.
MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG AO CAO SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NHƯ THẾ NÀO
MẬT SỐ VI KHUẨN TRONG AO CAO SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NHƯ THẾ NÀO

Đối với vi khuẩn có lợi, việc chúng phát triển nhanh chóng, thuận lợi ở môi trường nước ao nuôi đem lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi tôm. Ở một số ao, nếu mật độ vi khuẩn có lợi ít hoặc làm việc kém hiệu quả, người nuôi nên bổ sung thêm để giúp hỗ trợ ao nuôi ổn định, tôm phát triển khỏe mạnh hơn.  Ngược lại, nếu vi khuẩn gây hại phát triển với mật độ dày đặc, đây là tình trạng đáng báo động cho ao nuôi cũng như sức khỏe tôm đang sinh trưởng tại ao. 
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM

Khi tảo khuê chiếm ưu thế ở trong ao thì nước sẽ có màu vàng trà. Tảo khuê là tảo có lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng rất tốt cho tôm lúc mới thả, ngoài ra giúp tăng lượng oxy hòa tan vào ban ngày và che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao nên hạn chế sự phát triển của tảo độc. Vì vậy, việc gây màu vàng trà cho nước ao tôm là vô cùng cần thiết trước khi thả.
Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm
Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh đốm đen có thể gây tỷ lệ chết cao cho tôm, tôm còn lại thường bị thẹo, xấu và bị giảm giá trị khi thu hoạch. Vì vậy việc phòng bệnh và sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao
Các bệnh về mang tôm (đen mang, đỏ mang, phồng nắp mang)
Các bệnh về mang tôm (đen mang, đỏ mang, phồng nắp mang)

Có nhiều nguyên nhân làm tổn thương mang tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hô hấp, gây chết tôm và làm giảm giá trị thương phẩm. Việc xác định đúng nguyên nhân là rất quan trọng để có giải pháp xử lý kịp thời hiệu quả, giúp giảm thiệt hại cho người nuôi.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng