VÌ SAO TÔM CHẾT SAU MƯA, LÝ DO VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Thường sau những trận mưa lớn, tôm nuôi rất dễ chết bất thường, nhất là vào thời điểm mùa mưa kéo dài (từ tháng 5 đến tháng 11). Vấn đề này làm cho không ít nông dân phải đau đầu vì không tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Với mục đích mang đến cho bà con những kinh nghiệm bổ ích để kịp thời phòng, trị và có một mùa vụ thành công, chúng tôi xin phép được giải đáp lý do vì sao tôm thường chết đột ngột sau mưa và đưa ra cách khắc phục cho hiện tượng này. 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC AO TÔM BỊ ẢNH HƯỞNG GÌ SAU MƯA LỚN/KÉO DÀI?

  • Nhiệt độ hạ thấp. Vì mưa có nhiệt độ thấp hơn 5-6 độ C so với nhiệt độ bình thường, điều này làm nước ao bị phân tầng. Bề mặt và đáy ao chênh lệch nhiệt độ đáng kể.
  • Tăng độ đục. Mưa lớn rửa trôi các bụi bẩn, đất sét trên bờ xuống ao nuôi, làm xói mòn bờ và tăng độ đục, góp phần làm tảo tàn nhanh vì không đủ ánh sáng quang hợp.
  • Tăng lượng chất hữu cơ. Tảo tàn đột ngột tạo ra nguồn dinh dưỡng lớn tích tụ trong ao, gây ra môi trường yếm khi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại và mầm bệnh phát triển.
  • Hạ thấp nồng độ oxy trong nước. Chỉ tăng lúc mới mưa nhưng sau đó giảm mạnh, làm bùng phát khí độc trong ao.
  • Giảm độ mặn, độ cứng, độ kiềm

MƯA LỚN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO ĐẾN TÔM?

  • Kích tôm lột xác. Các thông số nước thay đổi kích thích tôm lột xác, nếu lúc này tôm chưa chuẩn bị đủ khoáng chất sẽ bị mềm vỏ, trường hợp tệ hơn thì yếu đi và dễ chết.
  • Gây stress tôm. Để tránh tiếng ồn và mặt nước lạnh do nước mưa trút xuống, tôm thường di chuyển xuống đáy ao sâu, nơi nồng độ oxy thấp và khí độc cao nhất.
  • Tôm dễ mắc bệnh. Tôm bơi xuống đáy, oxy thấp sẽ làm tôm bị đen mang
  • Tôm giảm ăn. Nhiệt độ nước giảm, sức ăn tôm cũng sẽ giảm theo. Lúc này nếu vẫn cho tôm ăn lượng thức ăn thường ngày, thức ăn thừa sẽ làm tăng vi khuẩn gây hại trong ao.
  • Giảm sức đề kháng của tôm. Sức khoẻ tôm suy giảm nên rất dễ nhiễm bệnh trống ruột, đen mang và hoại tử gan cấp tính.

CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆN TƯỢNG TÔM CHẾT SAU MƯA

  • Chạy quạt nước thường xuyên để nhiệt độ tản đều trong ao, tránh trường hợp tôm tập trung dưới đáy, nơi có nhiều khí độc và oxy thấp.
  • Cho ăn ít. Nếu nhiệt độ giảm 1 độ C, giảm cho ăn 5-10% và khi nhiệt độ giảm 3 độ C, giảm cho ăn 30-50%.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C và tạt khoáng để chống sốc và tăng sức đề kháng cho tôm
  • Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các thông số môi trường ao nuôi, đặc biệt là pH và oxy tại ban đêm và sáng sớm. Cần tiến hành rải vôi xung quanh bờ ao nếu pH xuống thấp.

Vấn đề tôm chết đột ngột sau mưa gây tổn thất và ảnh hưởng lớn đến nghề tôm và các hộ nuôi. Do đó, nếu hiểu rõ được lý do, chúng ta có thể đưa ra và chuẩn bị những biện pháp phòng, trị kịp thời để ứng phó với hiện tượng này. 


Tin tức liên quan

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM BỊ ĐỐM TRẮNG
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM BỊ ĐỐM TRẮNG

Bệnh đốm trắng được biết đến từ lâu và là một bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tôm bị đốm trắng cũng do virus mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường.

Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm
Cách điều trị hiệu quả bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh đốm đen có thể gây tỷ lệ chết cao cho tôm, tôm còn lại thường bị thẹo, xấu và bị giảm giá trị khi thu hoạch. Vì vậy việc phòng bệnh và sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao

CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM
CÁCH DIỆT SỨA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CHO AO ĐÃ CÓ TÔM

Người nuôi thường bắt gặp những sinh vật nhỏ, có màu trong suốt, có chất nhày khó nắm bằng tay trong ao nuôi tôm. Chúng chính là những con sứa nước sinh sống và gây hại cho tôm. Dưới đây là các cách diệt loài sứa nước mang lại hiệu quả nhất.

LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cây Yucca có nguồn gốc từ các sa mạc ở Tây Nam Hoa Kỳ và Mexico. Các chất chiết xuất của yucca có nhiều tác dụng hữu ích trong nuôi trồng thủy sản khi bổ sung vào thức ăn giúp cải thiện năng suất vật nuôi hoặc xử lý NH3 trong môi trường nước

ACID HỮU CƠ - THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
ACID HỮU CƠ - THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Hiện nay, vấn đề bệnh nhiễm khuẩn trên tôm cá đang được quan tâm hàng đầu. Nhiều người nuôi thủy sản đã chọn kháng sinh để xử lí nhanh các vấn đề trên. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng do tích tụ sinh học dư lượng các chất kháng sinh. Trước tình hình đó acid hữu cơ và muối của chúng được xem như giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc thay thế kháng sinh để kiểm soát các bệnh nhiễm khuẩn và cải thiện hiệu suất tăng trưởng trên tôm cá.

KHẮC PHỤC BỆNH CONG THÂN, ĐỤC CƠ TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
KHẮC PHỤC BỆNH CONG THÂN, ĐỤC CƠ TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Là một trong những hiện tượng thường gặp khi nuôi tôm, có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra bệnh cong thân, đục cơ ở tôm thẻ chân trắng. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Qua bài viết này, chúng tôi muốn đem đến cho quý bà con những giải pháp khắc phục tối ưu và chỉ rõ lý do của bệnh cong thân, đục cơ trên tôm thẻ.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng