BỆNH HOẠI TỬ CƠ DO VIRUS IMNV

Hiện nay bệnh hoại tử cơ là một trong những bệnh nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gây tỉ lệ chết cao đột ngột, thường xảy ra vào sau các thời điểm tôm bị gây sốc như hoạt động chài lưới hay sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường như độ mặn hay nhiệt độ.

Tác nhân gây bệnh:

Bệnh xuất hiện lần đầu tiên tại miền Đông Bắc Brazil vào năm 2002 (Lightner et al., 2004). Bệnh do virus IMNV (Infectious myonecrosis virus) gây ra.

Virus IMNV là một virus có hình lập phương, không có vỏ ngoài, đường kính 40 nm và mang một phân tử dsRNA có kích thước 7560 bp. Trên cở sở phân tích trình tự RdRp có thể xếp virus IMNV vào họ Totiviridae. 

Tôm thẻ bị nhiễm bệnh với các vùng hoại tử trên cơ có màu trắng đục 

Dấu hiệu bệnh lý

 Tôm bệnh hoại tử cơ ở giai đoạn cấp tính xuất hiện các vùng hoại tử trắng rộng ở các cơ vân như phần cơ bụng và cơ đuôi trắng đục, đặc biệt là các phần bụng và dẫn đến hiện tượng hoại tử và sau khi chết các phần này có màu đỏ tương tự như màu của tôm nấu chín (Poulos và cộng sự, 2006).

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của tôm và là một bệnh nhiễm trùng mãn tính. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 70% vào cuối chu kỳ nuôi (Nunes, Cunha-Martins và VasconselosGesteira, 2004). Bằng chứng của bệnh, ngoài sự xuất hiện của trắng cơ đuôi, là tôm trở nên lờ đờ và giảm ăn.

Các dấu hiệu trên cũng có thể được gây ra do tôm mắc một số bệnh khác như thiếu oxy, thay đổi nhiệt độ hoặc độ mặn đột ngột (Lightner, 1988).

Tôm bị nhiễm IMNV phần cơ chết có màu đỏ 

Phương thức lan truyền

 Lan truyền theo chiều ngang khi tôm khỏe ăn tôm nhiễm IMNV hoặc lây lan qua nguồn nước. Lan truyền theo chiều dọc từ bố mẹ sang con. 

Hiện nay, bệnh vẫn chưa có thuốc chữa trị nên việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm là cần thiết.

Vật chủ mang mầm bệnh

Artemia sp. là một thức ăn thiết yếu được sử dụng trong nuôi tôm và trưởng thành.  Silva et al., 2015 đã chứng minh rằng Artemia franciscana có thể mang mầm bệnh IMNV.

Chim biển là vật chủ trung gian mang mầm bệnh giữa các ao nuôi thông qua phân chim hoặc xác tôm bệnh.

Chẩn đoán 

Kiểm tra các phần mô học của cơ xương, cơ vân được nhuộm bằng haematoxylin và eosin (H & E).

Để xác định chính xác cần xét nghiệm RT-PCR hoặc RT-qPCR.

Phòng bệnh

- Kiểm tra PCR tôm giống sạch bệnh, không nhiễm IMNV

- Tăng cường khả năng kháng bệnh thông qua việc kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của tôm bằng cách bổ sung beta glucan 1,3 -1,6 (0,1%) vào thức ăn của tôm (Neto và Nunes, 2015).

- Xử lý ao kỹ trước khi thả nuôi

- Giữ môi trường nước ao nuôi ổn định tránh gây sốc tôm

- Khi thời tiết thay đổi, môi trường nước biến động như trời mưa, nắng nóng, lúc sang ao, thay nước... có thể gây stress, sốc tôm cần tạt Aqua Vital 1kg/2.000m3 giúp tôm cân bằng thể dịch, chống sốc và stress hiệu quả, thích nghi tốt với những thay đổi từ môi trường.

- Che lưới tránh chim cò, nhạn biển mang mầm bệnh vào ao

Hiện nay, bệnh vẫn chưa có thuốc chữa trị nên việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm là cần thiết.

Cần tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật bà con vui lòng liên hệ hotline 0983.69.15.15

Chúc quý bà con trùng mùa, bán được giá cao!


Tin tức liên quan

CÁCH PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG DO VIRUS WSSV HIỆU QUẢ
CÁCH PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG DO VIRUS WSSV HIỆU QUẢ

Nghề nuôi tôm trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang được phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, cùng với sự thâm canh hóa và gia tăng về diện tích nuôi tôm, sử dụng giống sinh sản nhân tạo ở mật độ cao, sự di nhập tôm giống và tôm bố mẹ,…đã dẫn đến sự xuất hiện và lây lan của nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh đốm trắng do vi-rút WSSV gây ra, bệnh đang là mối đe dọa nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất và sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm. 
VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM
VAI TRÒ CỦA MEN BACILLUS SUBTILIS TRONG NUÔI TÔM

Vào những năm 40 của thế kỷ XX, Peniciline là kháng sinh đầu tiên được tìm và ứng dụng trong điều trị bệnh, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của nền y học thế giới. Về sau, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta dần tổng hợp được nhiều loại kháng sinh và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ngày nay, việc sử dụng phổ biến và lạm dụng quá mức kháng sinh lâu dài dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh trên nhiều loài vi khuẩn tạo nên mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe động vật và con người.  
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM
CÁCH GÂY MÀU VÀNG TRÀ CHO NƯỚC AO TÔM

Khi tảo khuê chiếm ưu thế ở trong ao thì nước sẽ có màu vàng trà. Tảo khuê là tảo có lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng rất tốt cho tôm lúc mới thả, ngoài ra giúp tăng lượng oxy hòa tan vào ban ngày và che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao nên hạn chế sự phát triển của tảo độc. Vì vậy, việc gây màu vàng trà cho nước ao tôm là vô cùng cần thiết trước khi thả.
LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
LỢI ÍCH CỦA CHIẾT XUẤT YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cây Yucca có nguồn gốc từ các sa mạc ở Tây Nam Hoa Kỳ và Mexico. Các chất chiết xuất của yucca có nhiều tác dụng hữu ích trong nuôi trồng thủy sản khi bổ sung vào thức ăn giúp cải thiện năng suất vật nuôi hoặc xử lý NH3 trong môi trường nước
QUY TRÌNH NUÔI TÔM SMB
QUY TRÌNH NUÔI TÔM SMB

SMB là quy trình nuôi tôm thâm canh có tỷ lệ thành công rất cao, tốc độ lớn rất nhanh, rút ngắn thời gian nuôi so với mô hình nuôi thông thường, giúp gia tăng lợi nhuận và giảm chi phí nuôi. Với các ưu điểm vượt trội: * Tỷ lệ thành công 100% (Áp dụng cho 8 ao bạt ở 2 khu nuôi An Minh và Kiên Lương) * Tốc độ lớn rất nhanh, rút ngắn thời gian nuôi 20-30 ngày * Giảm chi phí thức ăn, điện, thuốc, nhân công…
CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM
CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ, ỐP THÂN TRÊN TÔM

Là một trong những căn bệnh thường gặp và phổ biến, bệnh mềm vỏ, ốp thân trên tôm tuy không nghiêm trọng như các bệnh phân trắng, đầu vàng nhưng làm tôm chết rải rác, khiến tôm mất đi giá trị thương phẩm và không đạt tiêu chuẩn để thu mua, xuất khẩu. Vậy, những biểu hiện nào cho thấy tôm đang bị mềm vỏ, ốp thân? Và làm sao để phòng trị hiệu quả nhất?

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng